Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
110 lượt xem
trong Lịch sử lớp 8 bởi NamHacker Học sinh (44 điểm)

 

 

Câu 1: Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì  ra sao?

Câu 2: Trình bày Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1 (1873)? (Âm mưu của Pháp, diễn biến).

Câu 3: Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874)  diễn ra như thế nào?

 


3 Trả lời

+2 phiếu
bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)

- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...

 - Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.

=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc

 - Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

+1 thích
bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

Câu 1 : Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới ; đẩy mạnh Chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai ; xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

Câu 2 : * Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

Câu 3: Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
 

0 phiếu
bởi tranbinhtrantb Cử nhân (2.0k điểm)

1Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào củng cố bộ máy cai trị và quân đội, đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân Nam Kì bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nhân dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm chuẩn bị dư luận cho việc mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kì.

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 77 lượt xem
  Nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý Việt Nam? Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và kinh tế - xã hội nước ta?  
đã hỏi 14 tháng 2, 2020 trong Địa lý lớp 8 bởi NamHacker Học sinh (44 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 74 lượt xem
Căn cứ vào đoạn trích trong SGK lịch sử 8/17 của Hồ Chí Minh nhận xét về cách mạng tư sản Mĩ và cách mạng tư sản Pháp. Liên hệ tình hình các nước tư bản hiện nay trên thế giới (yêu cầu viết 1 đoạn tiểu luận)
đã hỏi 18 tháng 9, 2021 trong Lịch sử lớp 8 bởi vannahnsmile99627 Học sinh (110 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 84 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 158 lượt xem
Làm sao để có hoàn thành tốt bài nghe anh văn!
đã hỏi 22 tháng 3, 2017 trong Tiếng Anh lớp 6 bởi jinakim Thần đồng (1.1k điểm)
  • tieng-anh-6
0 phiếu
1 trả lời 197 lượt xem
Câu 1 Chứng minh cách mạng tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nhân loại thế kỉ XX? Câu 2  Trình bày nguyên nhân, phạm vi và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản chủ nghĩa? Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ... mới của Ph.Rudoven : hoàn cảnh, nội dung, tác dụng. Câu 5. Phân tích những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
đã hỏi 6 tháng 1, 2022 trong Lịch sử lớp 8 bởi Tung7878
0 phiếu
1 trả lời 77 lượt xem
Câu 1: Liên bang Đông Dương được thực dân Pháp thành lập bao gồm những vùng đất nào?   A. Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc.   B. Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.   C. Campuchia, Lào, Việt Nam.   D. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.   Câu 2: Dưới tác động của cuộc khai thác ... của thực dân Pháp được tiến hành vào thời gian nào?   A. 1897 - 1912. B. 1897 - 1914.   C. 1896 - 1914. D. 1897 - 1918.
đã hỏi 23 tháng 4, 2021 trong Lịch sử lớp 8 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 74 lượt xem
Câu 3: Khối liên minh gồm những nước nào? A. Đức, Áo-Hung B. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a C. Anh, Pháp Nga D. Anh Pháp, I-ta-li-a
đã hỏi 16 tháng 11, 2020 trong Lịch sử lớp 8 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 84 lượt xem
Câu 2: Kẻ hung hãn nhất trong cuộc tranh đua giành thuộc địa là nước nào? A. Đức B. I-ta-li-a C. Nhật Bản D. Anh
đã hỏi 16 tháng 11, 2020 trong Lịch sử lớp 8 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 81 lượt xem
Câu 2: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì? A. Nê-đéc-lan B. Anh C. Hà Lan D. Miền Đông – Nam nước Anh.
đã hỏi 16 tháng 11, 2020 trong Lịch sử lớp 8 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 70 lượt xem
Câu 1: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh? A. Chế độ phong kiến vớ ... n. D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác.
đã hỏi 16 tháng 11, 2020 trong Lịch sử lớp 8 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...