a/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.
b/ Câu đặc biệt: Gần một giờ đêm.
Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra hành động.
c/ Hình ảnh tương phản trong đoạn trích trên là: “Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá” - “hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.” -> Hình ảnh tương phản giữa thiên nhiên và con người.
Tác dụng: Cho người đọc thấy được sức mạnh tàn phá kinh khủng của thiên nhiên và con người phải dốc hết sức mình bảo vệ đê, bảo vệ làng mạc.
d/ Hình ảnh của người dân trong đoạn trích được tác giả miêu tả hết sức chân thực, và đầy nỗi thống khổ. Trong khi thiên nhiên gần phá hủy thôn xóm, họ phải gắng sức mỗi người một phần đã gia cố đê. Mỗi người đều sử dụng một dụng cụ khác nhau, làm một việc khác nhau để cùng bảo vệ đê làng. Ai nấy đều hối hả, không ngơi tay, đều “lướt thướt như chuột lột”. Nỗi khổ của người dân khi có thể phải đối mặt với sự cố vỡ đê là vô cùng lớn. Dù một giờ đêm nhưng không ai dám nghỉ ngơi đi ngủ. Điều đó cũng phản ánh về thực trạng của xã hội xưa, khi mà vua chúa quan lại không chung tay giúp sức cho người dân bảo vệ làng xóm, thờ ơ khi dân chúng lầm than chống lại thiên nhiên.