Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
223 lượt xem
trong Khác bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)

3 Trả lời

0 phiếu
bởi nguyentanphat.leon993 Thần đồng (1.4k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Teemo-
 
Hay nhất

Vào mùa nóng ẩm, nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Lúc này các dòng không khí lên xuống mãnh liệt làm phát sinh và tạo ra những đám mây vũ tích  khả năng gây mưa đá.

0 phiếu
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Theo lý giải của ông Nguyễn Đức Hòa, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Cụ thể, khoảng 4 - 5 ngày trước, Lào Cai đã diễn ra nắng nóng khá gay gắt, khiến mặt đất bị hun nóng. Nhưng đến rạng sáng 27/3 lại có sự xuất hiện của gió mùa đông bắc tràn xuống. Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất.

Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.

Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.

Tuy nhiên, không phải cứ bầu trời càng nhiều nước thì hạt mưa đá càng to. Các nhà nghiên cứu cho biết sức mạnh của các dòng không khí chuyển động lên phía trên trong cơn bão mới là yếu tố quyết định kích cỡ của chúng.

Tại nơi cơn bão xuất hiện, không khí chuyển động lên trên rất nhanh. Khi đạt đến độ cao nhất định, luồng không khí này lạnh đi, hơi nước trong các hạt nước bốc hơi ngưng tụ lại thành một đám mây bão. Cuối cùng, sự đông kết được tạo thành trong các đám mây, đầu tiên giống như các vẩy tuyết, sau đó giống như các hạt mưa.

Nếu các hạt mưa này lại bị bắt lại vào luồng không khí chuyển động lên trên một lần nữa, nó sẽ tiếp tục di chuyển vượt lên trên mức đóng băng, và trở thành một quả bóng nhỏ bằng nước đá. Hạt nước đá này tiếp nhận thêm các hạt đá nhỏ li ti trong môi trường xung quanh, và cuối cùng, khi đã đủ nặng, nó rơi xuống, và rồi lại bị giữ lại trong sự hoạt động hỗn loạn của không khí.

Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi quan sát mặt cắt ngang một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi "khứ hồi".

Những vùng không khí hoạt động hỗn loạn là nơi sinh ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với vận tốc khoảng 160km/h có thể tạo ra các hạt mưa đá có đường kính 12cm hoặc hơn. Một hạt mưa đá nổi tiếng rơi xuống Coffeyville, Kansas năm 1979 cân nặng 750 gram, có đường kính khoảng 20cm.

Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút.

 

 
 
 
 
0 phiếu
bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)

Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất tạo nên mưa đá

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 69 lượt xem
đã hỏi 7 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Kamado Thạc sĩ (5.0k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 414 lượt xem
Tại sao trên trời xảy ra hiện tượng mưa đá ?
đã hỏi 12 tháng 10, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi dangthanhnam123 Cử nhân (1.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 227 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 2, 2022 trong Hóa học lớp 8 bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
  • phamngoctienpy1987844
0 phiếu
3 câu trả lời 253 lượt xem
đã hỏi 2 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 407 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 81 lượt xem
đã hỏi 8 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 135 lượt xem
đã hỏi 2 tháng 1, 2020 trong Khác bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 366 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 555 lượt xem
Hiện tượng sấm sét | Nguyên nhân tại sao có tia chớp khi mưa?
đã hỏi 20 tháng 2, 2018 trong Khác bởi kakashi Cử nhân (2.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 47 lượt xem
Ý nghĩa của cơn mưa đá trong Những ngôi sao xa xôi
đã hỏi 31 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.4k điểm)
  1. PTG

    288 Điểm

  2. tnk11022006452

    85 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    70 Điểm

  4. lamloc

    40 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...