Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
2.9k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi Kaito bá đạo Học sinh (301 điểm)
đã hiện lại bởi Kaito bá đạo

Em hiểu thế nào là danh từ ? Danh từ giữ chức vụ chủ gì trong câu

đã đóng

9 Trả lời

0 phiếu
bởi Sơn Tùng M-TP Học sinh (206 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Kaito bá đạo
 
Hay nhất

-Danh từ là những từ chỉ người,sự vật,hiện tượng,khái niệm,.....                                                                               - Danh từ giữ chức vụ chủ ngữ.Khi danh từ làm vị ngữ thì phải có từ"là"đứng trướcwink    

+2 phiếu
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm,...

Phân loại

DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

DT chỉ đơn vị :  Ông, vị (vị giám đốc ), ( Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

      + DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

      + DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…

*Cụm DT:

- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:

  1. Danh từ chung <> Danh từ riêng.
  2. Danh từ số ít <> Danh từ số nhiều
  3. Danh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thể
  4. Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:

  5. Làm chủ ngữ cho câu
  6. Làm tân ngữ cho ngoại động từ.
  7.  khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước
0 phiếu
bởi ♛⊰๖ۣۜHà ๖ۣۜPɧưσηɢ⊱♛ Thạc sĩ (8.3k điểm)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
- Chức vụ chính của danh từ trong câu là làm chủ ngữ. Khi danh từ làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
P/s : Tick mình nha
0 phiếu
bởi hoaithu05gmail.com Học sinh (296 điểm)
Danh từ là những từ chỉ sự vật,người,hiện tượng
,khái niệm,...

Danh từ giữ chức là:chủ ngữ.Khi làm vị ngữ thì cần có từ là đứng trước.

 
0 phiếu
bởi さくら Thạc sĩ (6.6k điểm)
danh từ là những từ chỉ con người , vật , hiện tượng , khái niệm . danh từ giữ chức vụ làm chủ ngữ trong câu
0 phiếu
bởi hoshimia ichigo Thần đồng (1.0k điểm)
danh từ là những từ chỉ người , vật , hiện tượng, khái niệm , đơn vị 

danh từ thường làm chủ ngữ trong câu 
0 phiếu
bởi nhi ngok Học sinh (272 điểm)
Dtu la nhung tu chi svat hien tuong khai niem ....
Dtu giu chuc vu lam chu ngu va vi ngu trong cau . Khi dtu la vi ngu thi phai co tu la dung truoc dtu
0 phiếu
bởi Lala Manaka Cử nhân (2.3k điểm)
danh từ là những từ chỉ người , vật , hiện tượng, khái niệm , đơn vị 

danh từ thường làm chủ ngữ trong câu 

 
0 phiếu
bởi Kurashina Asuka Cử nhân (1.9k điểm)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
- Chức vụ ngữ pháp chính của danh từ trong câu là chủ ngữ. Khi danh từ làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.

Chúc bn học tốt !!

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời 6.9k lượt xem
Em hiểu câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào ?                                                                  DANH NGÔN                                           " Các vua Hùng đã có công dựng nước,                                         Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".                                              Hồ Chí Minh
đã hỏi 13 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 6 bởi Selena2005 Cử nhân (2.7k điểm)
  • lich-su-lop-6
+1 thích
1 trả lời 164 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 336 lượt xem
Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng ... mẹ lo cho mình. Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao?
đã hỏi 9 tháng 1, 2022 trong GD Công dân lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 96 lượt xem
A. Thư kí hội nhà văn Việt Nam. B. Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. C. Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam. D. Bí thư Trung ương Đảng.
đã hỏi 15 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 11 bởi PTG Tiến sĩ (22.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 174 lượt xem
Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ ? 
đã hỏi 11 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi Dora-Taihoa- Thần đồng (856 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 1.0k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 273 lượt xem
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh?
đã hỏi 2 tháng 9, 2022 trong Ngữ văn lớp 6 bởi botrf22501 Học sinh (299 điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 197 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 2.9k lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. vongochuy

    25 Điểm

  2. Darling_274

    15 Điểm

  3. chucngo18071041

    5 Điểm

  4. Chuong7a2

    3 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...