Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
522 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)

3 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

"Biếng trông trời hạ nước non xa, 

Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ. 

Cá vượt khóm rau lên mặt nước,

Bướm len lá trúc lượn rèm thưa."

("Vịnh mùa hè" - Nguyễn Khuyến) 

Bức tranh thiên nhiên mùa hè quả là một cảm hứng bất tận cho các đấng thi nhân thỏa sức vẫy vùng ngòi bút sáng tạo. Không thể phớt lờ trước vẻ đẹp của mùa hè như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi đã tô điểm thêm cho nền văn học trung đại Việt Nam một bức tranh mùa hè sinh động qua "Cảnh ngày hè". Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là một con người tài năng, “tấm lòng sáng tựa sao Khuê”. Ông không chỉ để lại di sản phong phú về các mặt chính trị, quân sự, mà còn khẳng định tài năng của mình qua sự nghiệp văn chương đồ sộ. Có thể nói, ông là người khởi đầu cho nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt qua tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập” nổi tiếng. Nổi bật trong số đó là "Cảnh ngày hè" ra đời vào khoảng năm 1438 - 1439 khi tác giả đang ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên mùa hè đầy sức sống nhưng ẩn trong những vần thơ thiên nhiên ấy lại chất chứa những tâm sự, lo lắng cho nhân dân đất nước:

Rồi hóng mát , thuở ngày trường  

Hòe lục đùn đùn, tán rợp trương  

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ  

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương  

Lao xao chợ cá làng ngư phủ  

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương  

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng  

Dân giàu đủ, khắp đòi phương

 Mở đầu bài thơ là đối lập giữa sự tất bật, bận rộn với công việc nơi triều chính và sự rỗi rãi hiếm hoi nơi làng quê trong những ngày cáo quan về ở ẩn:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường’

Chúng ta thấy rõ được chữ “rồi” ở đầu câu thể hiện một tâm trạng rảnh rỗi của nhà thơ ở quê. Nó không có sự bon chen đố kị, chèn ép của những nịnh thần.. “Rồi” là tiếng cổ, nghĩa là rỗi rãi, nhàn hạ, cả trong công việc lẫn tâm hồn. Câu thơ như phản ánh một nếp sinh hoạt nhàn nhã: trong buổi ngày dài rỗi rãi, lấy việc hóng mát làm niềm vui di dưỡng tinh thần. “Ngày trường” là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựng non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn nhưng vẫn phải chấp nhận một cách bất đắc dĩ. Từ đó sẽ là khởi nguồn cho bao nỗi bực dọc trút ra trong con người Nguyễn Trãi. Thế nhưng, tất cả tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ đối diện với một thiên nhiên mãnh liệt đầy sức sống:

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những áng mây buồn vướng vít trong tâm hồn tác giả. Thiên nhiên dưới nét bút của Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh quê tươi khỏe, hài hòa và tràn đầy sức sống. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, nhà thơ dường như cũng nguôi ngoai bao nỗi niềm bực dọc, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên không chói chang mà ngọt ngào hương vị mùa nắng hạ.. Cứ thế, sức sống trong cây đang “đùn đùn” dâng lên cành, lên hoa, lên lá. Cây hòe tỏa bóng rợp xuống mặt sân, như tỏa luôn bóng mát vào cả tâm hồn thi sĩ.. ‘Liễu mạch hoa cù nhân tận giai/ Phong lưu toàn chiếm độc Hoè Nhai.

Bằng tầm nhìn trải từ gần ra xa, theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen. Câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan tỏa, lúc bừng bừng phun trào. Để rồi cuối cùng đọng lại là cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng lúc cuối hè. Nếu thơ ca cổ điển ưa những gam màu trầm hơn là những sắc gắt, ưa tả tĩnh hơn tả động thì Nguyễn Trãi đã dám bước qua cái khuôn khổ ấy để thoát khỏi những bức tranh thanh đạm, tiêu sơ và để đến gần hơn với bức tranh cảnh ngày hè tươi vui, đầy sức sống. Phải là một người có tâm hồn tinh tế mới cùng một lúc diễn tả được nhiều cảm giác trong chỉ vài ba câu thơ cô đọng. Cũng với cách miêu tả từ gần đến xa bằng nhiều giác quan, màu sắc sinh động, hài hòa, kết hợp với các động từ mạnh, từ láy, cách ngắt nhịp 4/3 rồi đổi nhịp thành ¾, bốn câu thơ đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè căng tràn nhựa sống mang đậm nét thi trung hữu họa, đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên tha thiết, đắm say của nhà thơ.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Không chỉ nhìn bằng mắt mà Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe những thanh âm muôn vẻ của thiên nhiên:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Với cú pháp đảo trật tự cùng các cụm từ láy, những thanh âm lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ “lao xao” đến “dắng dỏi”. Thiên nhiên không hề tĩnh lặng u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại rất sôi động và gần gũi. “Lao xao” là âm thanh gợi rõ cuộc sống thanh bình của những người dân chài, cảnh mua bán tấp nập mà không quá ồn ào để khuấy động không gian hương nhàn của nhà thơ. Nguyễn Trãi chừng như đã thoát khỏi vương lụy nợ trần, nên ông chủ động hướng lòng mình về với chợ cá, làng ngư để thấy bản thân không cách xa với đời thường.. Bằng nghệ thuật tương phản đã tạo nên một cảm hứng hết sức mới mẻ trong thơ Nguyễn Trãi, khi ấn tượng ám ảnh nhà thơ không phải ánh tịch dương ảm đạm mà lại là âm thanh dắng dỏi cầm ve. Tiếng ve như một bản đàn mạnh mẽ, rạo rực hối hả nhịp sống căng tràn trong buổi chiều tà như còn lưu luyết níu kéo một mùa hè đang dần trôi.. Tất cả những âm thanh ấy hòa lẫn vào nhau tạo nên bức tranh âm thanh sinh động, náo nhiệt. Cảnh vật, thiên nhiên vào cuối ngày thật yên vui, thanh bình, nhưng cuộc sống thì không dừng lại. Vậy, thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Có lẽ, cuộc sống của Nguyễn Trãi không phải của một ẩn sĩ lánh đời, mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vần đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.
Dù sống giữa cuộc sống “vô ưu vô tư” nhưng Nguyễn Trãi luôn tâm niệm một điều cốt lõi là lấy dân làm gốc, cho nên trước thiên nhiên tươi xanh, trước những người dân cần cù, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Còn gì giản dị, thanh cao hơn những lời thơ mộc mạc chân thành ấy! Giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn nhã cho riêng mình mà ước mong có được ‘ngu cầm”- cây đàn của thời vua Nghêu, vua Thuấn, là thời đại thái bình thịnh trị trong lịch sử Trung Hoa cổ, đàn một tiếng cho dân chúng đều được giàu có, no đủ. Vậy mới thấy, dù sống trong tâm trạng “bất đắc chí”, Nguyễn Trãi vẫn canh cánh trong lòng ‘một tấc lòng ưu ái cũ’, luôn mong mỏi nhân dân “khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu” và không nguôi ngoai nỗi khát khao được đem tài trí để thực hành tư tưởng yêu nước thương dân.
Gấp lại trang thơ, ta vẫn còn lưu luyến chút sức sống mãnh liệt của ngày hè cùng những tâm nguyện cao cả của Nguyễn Trãi. Qua sự sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật, thất ngôn xen lục ngôn kết hợp với các từ láy gợi hình, gợi tả, bút pháp tả cảnh uyên thâm, nhà thơ đã khéo tay tạc nên bức tranh mùa hè vui tươi, đầy sức sống, song song đó còn có niềm ao ước cao cả về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân bật lên nơi Nguyễn Trãi.
"Cành ngày hè" đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở ẩn tại Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm "cuồn cuộn sóng triều Đông". Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên yên bình nhưng vẫn canh cánh "một lòng ưu ái cũ". Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng oán than, đau sầu.
+1 thích
bởi hoenyland960 Học sinh (375 điểm)

Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông.

Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất: Rồi hóng mát thuở ngày trường. Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên.

Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày. Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè. Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động.

Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc. Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp nập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc. Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương

Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vua Nghiêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bởi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng.

Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.

0 phiếu
bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

      Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

     Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

      Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

     Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

     Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

       Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

     “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

      “Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

      Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

      Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.



Xem thêm tại đây

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
1 trả lời 78 lượt xem
Soạn văn bài Cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới – Nguyễn Trãi)
đã hỏi 20 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
  • zin_cute
0 phiếu
1 trả lời 406 lượt xem
1.Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi (vị trí,phong cách,các sáng tác) 2.Tác phẩm - Vài nét về tập "Quốc Âm Thi Tập" - Cảnh ngày hè (Nội dung,Xuất xứ, Hoàn cảnh sáng tác,Thể thơ)    
đã hỏi 28 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 298 lượt xem
Phân tích bài đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi để thấy Đại Cáo Bình Ngô xứng đáng là"Áng thiên cổ hùng văn"
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 535 lượt xem
Có ý kiến cho rằng: “Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện qua những hì ... ; bài ca dao đã học để làm sáng tỏ ý kiến trên.
đã hỏi 23 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 220 lượt xem
Qua việc phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Anh/ Chị hãy cho biết suy nghĩ của mình về nhiệm vụ học tập, mục tiêu của bản thân trong bối cảnh ngày nay. 
đã hỏi 14 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 263 lượt xem
Từ bài thơ "Quê Hương" của Giang Nam, em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương ở mỗi người (Nêu theo từng ý)
đã hỏi 20 tháng 6, 2023 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 93 lượt xem
Cuốn sách đầu tiên Nguyễn Trãi viết dùng để dạy vua có tên là gì?
đã hỏi 21 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
+1 thích
1 trả lời 128 lượt xem
Nhà văn Antone France nói: ''Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người'' Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp anh/chị cảm nhận được gì qua những tác phẩm đã được học của Nguyễn Trãi?
đã hỏi 6 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Trong dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình Ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: "Bình Ngô đại cáo có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...) Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nhà nước Đại Việt". Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
đã hỏi 6 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 135 lượt xem
đã hỏi 9 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...