Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
301 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nếu như Lưu Trọng Lư đã rung động với mùa thu một cách nhẹ nhàng, thổn thức với “Tiếng thu”, hay Nguyễn Khuyến đã cảm nhận sắc thu với sự chiêm nghiệm, tĩnh lặng trong “Thu điếu”, thì giờ đây, ta đã bắt gặp một mùa thu đầy sinh động, giàu sức sống qua “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh là một nhà thơ mặc áo lính, với ngòi bút thân thuộc với con người ở nông thôn, giọng thơ dân dã, mộc mạc. Đặt bút viết “Sang thu” vào năm 1977, Hữu Thỉnh đã dọn cho mình một chỗ ngồi độc đáo trên thi đàn văn học của những thi sĩ viết về mùa thu, bởi lẽ “Sang thu” là một khúc giao mùa sống động, đi vào lòng người:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

 

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

Mỗi năm đều có luân phiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và thiên nhiên qua bốn mùa đều có những thay đổi. Mùa nào cũng đều đẹp, đều đáng để yêu, nhưng có lẽ, mùa thu là khoảnh khắc rung động lòng người nhất bởi sự trữ tình, trong sáng của nó. Bởi lẽ vì thế mà Hữu Thỉnh cũng không ngoại lệ khi ông đã dành cho mùa thu một tình yêu to lớn, đủ để có thể nhận ra những thay đổi nhỏ nhất của cảnh sắc thiên nhiên khi mùa thu về:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ ở cụm từ “Bỗng nhận ra”, đây là một sự bất ngờ nhưng là bất ngờ trong tâm thế đã chờ đợi sẵn từ lâu. Vì tác giả đã mong mỏi mùa thu từ lâu rồi, nên khi hương thơm từ ổi vừa xuất hiện, Hữu Thỉnh đã bất ngờ nhận ra và thốt lên thành lời. Tín hiệu đầu tiên mà thi nhân bắt gặp chính là mùi hương quen thuộc của hương đồng cỏ nội, là mùi thơm từ những quả ổi ở quê nhà. Tác giả đã miêu tả sự lan tỏa của hương thơm từ quả ổi qua động từ mạnh “phả”. Tại sao không phải là “lan vào”, “bay vào”, hay “thổi vào” mà lại là “phả vào”? Bởi lẽ, khi đọc vào từ “phả” ta có cảm giác ngay về một mùi hương rất đậm đặc trong không khí, một hương thơm ngào ngạt. Hương ổi không phải chỉ thoang thoảng thoáng qua trên khứu giác của tác giả mà đã lưu lại rất lâu bởi mùi hương quyến rũ của nó. Tín hiệu thứ hai mà tác giả cảm nhận được chính là làn gió se se mát. Không như cái nóng hầm hực của gió hạ, hay cái lạnh buốt giá từ gió đông, ở đây là một ngọn gió dễ chịu, trong lành, vừa đủ mát, vừa đủ để người ta vương vấn không thôi. Không chỉ có hương thơm từ ổi, hay là gió mát, mà tác giả còn cảm nhận mùa thu bằng hơi sương. Những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng qua khắp các con phố, khắp các ngõ hẻm. Hữu Thỉnh đã khéo léo sử dụng từ láy “chùng chình” kết hợp với nhân hóa “qua ngõ” cho thấy rằng mùa thu dường như đã len lỏi khắp nơi, tới những ngõ ngách nhỏ nhất đều có bóng dáng làn sương báo hiệu thu về. Cứ dần dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến từ lúc nào không hay. Để rồi nhà thơ phải giật mình nhận ra rằng “Hình như thu đã về”. Ta cảm nhận được chút bối rối, nghi hoặc đáng yêu của tác giả, thu về từ bao giờ nhỉ? Từ khi hương ổi xuất hiện? Hay khi gió se ùa về? Hay lúc làn sương chạm ngõ? Dù là vào lúc nào đi chăng nữa, thì mùa thu cũng đã bắt đầu xuất hiện trên quê hương.

Cái bỡ ngỡ ban đầu cũng dần biến mất, nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước mùa thu:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Mùa thu đến khiến đất trời và cảnh vật như thay màu áo mới, nhẹ nhàng và êm đềm, thư thái hơn. Dòng sông lúc này trở nên yên bình đến lạ qua từ láy “dềnh dàng” của thi sĩ. Ở đây gợi cho ta một con sông mang hương vị mùa thu trong từng làn nước xanh. Một lần nữa, Hữu Thỉnh lại sử dụng từ láy để miêu tả cảnh một cách sống động hơn. Từ láy “vội vã” cho thấy sự tất bật của đàn chim khi mùa thu về. Dường như những cánh chim cũng cảm nhận được mùa thu về, cái chớm lạnh đầu thu báo hiệu cho chúng phải mau mau bay về phương Nam tránh rét. Tác giả đã rất khéo léo khi quan sát từng chuyển động của sự vật, sự việc trong mùa thu, vì ngay cả những cánh chim nhỏ bé cũng không thể thoát khỏi tầm mắt tinh tế của thi nhân.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Sau khi đã cảm nhận sắc thu về qua hương ổi, qua làn sương, qua dòng sông, qua cánh chim, thì cuối cùng tác giả đã chắc nịch rằng mùa thu đã về qua đám mây. Nhan đề là “Sang thu” nên chẳng mấy khó hiểu khi những rơi rớt của mùa hạ vẫn còn đọng lại trong không gian. Đám mây mùa hạ vẫn còn quyến luyến chưa muốn rời đi. Trong đám mây có sự hanh khô, nóng nực của mùa hè nhưng đã có một nửa đã chuyển sang màu xám bạc của mùa thu. Hữu Thỉnh đã sử dụng lối diễn đạt tài ba, độc đáo, gợi ra hình ảnh đầy sức hòa quyền giữa hạ và thu. Hơn hết, động từ “vắt” cho ta cảm nhận được đám mây không khác gì một tấm vải lụa đào mềm mại, uyển chuyển. Phải có tình yêu sâu sắc dành cho mùa thu quê hương cùng cái nhìn tinh tế dành cho thiên nhiên thì Hữu Thỉnh mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp của khúc giao mùa sang thu một cách chi tiết đến thế.
Nếu như cuộc đời con người cũng như bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà ở đó con người ta đã trưởng thành, đã đủ chín chắn để chiêm nghiệm ra nhiều điều.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Tiết trời mùa thu vẫn còn vương vấn cái oi nồng của mùa hạ “còn bao nhiêu nắng”, tuy vẫn sáng nhưng không chói chang gay gắt mà nhạt dần, dịu dần. Vẫn có mưa, nhưng không còn là những cơn mưa rào đến bất ngờ và đi trong thoáng chốc “vơi dần cơn mưa”. Trời vào thu cũng đã bớt đi những tiếng sấm đột ngột và bất ngờ trên những hàng cây đứng tuổi. Hai câu thơ cuối bài được coi là câu thơ hay nhất cũng là kết tinh giá trị tư tưởng cho toàn bộ bài thơ:
“Nắng cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng, mưa hay sấm đều là những tác động bất ngờ và bất thường tự nhiên. Từ hiện tượng bất thường của thời tiết, tác giả Hữu Thỉnh đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về tác động của nghịch cảnh trong cuộc đời mỗi người. “Hàng cây đứng tuổi” là những hàng cây cổ thụ, đó cũng là biểu tượng cho những con người đã trưởng thành. Khi con người đã trưởng thành, đã từng đi qua những bão táp, giông tố sẽ vững vàng, kiên cường hơn hơn trước những biến cố bất ngờ của cuộc sống.
Đất trời cuối hạ sang thu chuyển mình một cách rất nhẹ nhàng nhưng rõ rệt, nhờ có nhà thơ Hữu Thỉnh với bài “Sang thu” mà người đọc đã có cơ hội lắng mình trong giây phút để cảm nhận thu về. Không chỉ là sự cảm nhận về thay đổi thời tiết, thiên nhiên mà còn để nhìn nhận về chính bản thân mình sau những đổi thay.
Gấp lại trang sách nhưng lại mở ra trong tôi nhiều rung động về một mùa thu đầy êm ả, sinh động. Bằng ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, Hữu Thỉnh đã cho người đọc cảm nhận về bức tranh thu tuyệt sắc chỉ qua các biện pháp nghệ thuật được vận dụng tài tình như nhân hóa, từ láy, động từ mạnh,… cùng lối diễn đạt mộc mạc nhưng dễ đi vào lòng người. Mùa thu của Hữu Thỉnh là một mùa thu trữ tình, sâu lắng in sâu vào tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc.
Hữu Thỉnh đã diễn tả được hết vẻ đẹp chuyển mình của mùa thu đồng thời còn là sự vương vấn của mùa hạ. Khúc nhạc mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh không réo rắt, cũng không sầu bi nhưng lại nổi bật bởi sự bình dị, thân thuộc của làng quê. Chỉ qua những hình ảnh hương ổi, sông, sương, đám mây,… Hữu Thỉnh đã khắc tạc hình ảnh mùa thu miền đồng bằng Bắc Bộ trong lòng người đọc qua nhiều năm. Cũng giống như Hữu Thỉnh, tôi cũng say mê mùa thu quê hương và luôn muốn lặng ngắm vẻ đẹp thiên nhiên mỗi khi thu về.
0 phiếu
bởi botrf22501 Học sinh (299 điểm)
Mùa thu hiện lên trong hương cốm mới, trong cái nắng vàng ươm ướp đất trời, trong hương bưởi nồng nàn say đắm. Mùa thu của Hữu Thỉnh cũng đẹp như thế, để lại nhiều ấn tượng và dư ba trong lòng người đọc. Bài thơ "Sang thu" chính là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về một trong những mùa đẹp nhất trong năm.

Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1977, khi ông tham gia trại viết văn quân đội. Mùa thu vốn là đề tài không mới trong thi ca: ta từng bắt gặp mùa thu trong "Thu ẩm", "Thu điếu", "Thu vịnh" trong thơ cụ Nguyễn Khuyến, trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu:

"Với áo mơ phai dệt lá vàng"

hay

"Những cành run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"

Ta cũng từng bắt gặp mùa thu buồn man mác trong sáng tác của Lưu Trọng Lư:

"Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô"

Tiếp nối vào mạch thi cảm đó, Hữu Thỉnh đưa ta đến một mùa thu đẹp tuyệt nhưng lại trong một khoảnh khắc rất đặc biệt khi trời vừa chớm sang thu. Khoảnh khắc ấy phải là một tâm hồn đầy tinh tế, nhạy cảm mới có thể nhận ra được. Mở đầu bài thơ, tác giả đem tới không khí của mùa thu qua những cảm nhận đầu tiên về hương vị đất trời:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

Tác giả nhận ra mùa thu qua hương thơm rất đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Hương ổi nồng nàn "phả" vào không gian – động từ "phả" khiến hương thơm như quyện thành luồng rất đậm đặc. Từ "bỗng" đặt ở đầu câu thơ làm nổi bật sự bất ngờ của tác giả khi nhận ra hương vị đầu tiên của mùa thu đất trời. Làn gió heo may mang theo hương ổi, đưa hương thơm ấy đi khắp mọi nơi khiến tâm hồn tác giả ngây ngất. Trong hương thơm đó, sương hiện lên qua từ láy gợi hình "chùng chình" khiến làn sương như trở thành một người còn đang lưỡng lự, chậm chạp len lỏi khắp mọi con ngõ. Sương giăng mắc trên những ngọn cây, sương lan ra trong từng con hẻm, tất cả hòa vào nhau tạo nên bức tranh phong cảnh làng quê Bắc Bộ vào thu trong một buổi chiều làm hiện lên vẻ đẹp thơ mộng đầy lãng mạn. Câu thơ cuối với nhịp 2/3 diễn tả sự phỏng đoán của tác giả.

Trong buổi chiều đó, tác giả như cảm nhận mùa thu đã thật sự lan tỏa khắp đất trời:

"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

Dòng sông ăm ắp nước bắt đầu "dềnh dàng", những cánh chim bắt đầu "vội vã" tìm nơi cư trú trước khi mùa đông lạnh giá bắt đầu. Các từ "được lúc, bắt đầu" khiến các sự vật trở nên như một con người, bắt đầu một cuộc hành trình mới. Thu sang như mở ra một ô cửa đến với một thế giới mới, một sắc màu mới. Hình ảnh đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu" là hình ảnh đầy độc đáo và giàu giá trị biểu cảm. Trên bầu trời cao xanh của mùa thu hình như còn sót lại những đám mây của mùa hạ. Động từ "vắt" khiến hình ảnh đám mây trở nên thật uyển chuyển, mềm mại như đang chấp chới nửa muốn nửa không sang. Không muốn vì nuối tiếc của hạ, nhưng lại muốn sang để trải nghiệm một không khí mới. Đó phải chăng cũng chính là tâm hồn tác giả đang đứng giữa ranh giới của thu và hè để hòa vào khoảnh khắc giao mùa của đất trời hay chăng? Hai khổ thơ đầu tiên tác giả sử dụng các từ láy có mật độ rất cao, thể hiện được những cảm xúc tinh tế của tác giả về thời khắc thu sang.

Nếu như hai khổ trên tác giả tập trung miêu tả mùa thu của đất trời thì đến khổ cuối lại quay về khắc họa mùa thu của lòng người qua các câu thơ đầy tính triết lí:


 
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"

Mùa hạ đã qua đi, những gì của mùa hạ đều đang giảm dần đi. Nắng vẫn vàng ươm nhưng mưa đã vơi bớt và những cơn sấm cũng bớt bất ngờ để không làm kinh động đến hàng cây đứng tuổi. Thế nhưng chính hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" lại gợi cho ta nhiều suy ngẫm. Phải chăng, nó là hình ảnh của con người khi đã trưởng thành, đã đi đến cái dốc bên kia của đời người còn "sấm" là hình ảnh tượng trưng để chỉ những vang động, va đập của cuộc sống? Từ đó nhà thơ mang đến cho ta suy ngẫm sâu sắc: Khi con người ta đã đủ trưởng thành, đủ kinh nghiệm thì những vang động và thử thách của cuộc sống sẽ không còn khiến họ thấy nản lòng mà ngược lại lại luôn giữ một thái độ bình tĩnh đến không ngờ.

Bài thơ mang lại cho ta cảm nhận về khoảnh khắc sang thu đầy ấn tượng mà chỉ có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được, không những thế, nhà thơ còn đem đến cho ta triết lí sâu sắc về mùa thu của đời người, của con người. Chính vì vậy mà "Sang thu" cho đến nay vẫn là một trong những bài thơ thu hay nhất trong nền văn học Việt Nam.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 635 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
  • sang-thu
  • nghị-luận-văn-học
  • dễ
0 phiếu
1 trả lời 180 lượt xem
đã hỏi 7 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 51 lượt xem
đã hỏi 1 tháng 3 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenmanh04102009212 Học sinh (402 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 307 lượt xem
+3 phiếu
6 câu trả lời 18.3k lượt xem
Ý nghĩa của từ "dềnh dàng" và "chùng chình" trong bài thơ Sang thu
đã hỏi 16 tháng 5, 2018 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Thành Trương Thần đồng (1.1k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 4.5k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 274 lượt xem
đã hỏi 9 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 252 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 2, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 264 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...