Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
493 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi
Phân tích khổ thơ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được mùa xuân của sản xuất và lao động.
 

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Mùa xuân, theo cách lí giải của khoa học, là khi trái đất nghiêng dần về phía mặt trời và giờ chiếu sáng tăng lên. Đó là khi vạn vật được sưởi ấm sau khoảng thời gian dài lạnh lẽo của mùa đông và thiên nhiên cũng nhờ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cái đặc trưng riêng ấy của mùa xuân, không biết vì sao khi đi vào thơ ca lại thấm đẫm vẻ đẹp trữ tình, say mê lòng người. Nói đến mùa xuân trong thơ ca không thể không nhắc đến thi phẩm tuyệt bút “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của mảnh đất cố đô xinh đẹp, nổi tiếng với những vần thơ mượt mà, đậm đà chất Huế. “Mùa xuân nho nhỏ” được ông viết trong những năm tháng cuối đời khi đang nằm trên giường bệnh vào năm 1980, khi đất nước đã trải qua thời kì kháng chiến sục sôi được năm năm. Bài thơ là một cái nhìn về mùa xuân một cách tin yêu, tràn ngập sức sống của tác giả, đặc biệt là khung cảnh hòa bình trong công cuộc xây dựng đất nước ở hai khổ thơ sau:

“Mùa xuân người cầm súng

Cứ đi lên phía trước.”

Nếu như khổ thơ đầu tiên tác giả chú trọng về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, thì đến đây, Thanh Hải lại hướng về mùa xuân của nhân dân, của đất nước:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”

Mùa xuân của thiên nhiên giờ đây đã chuyển hướng thành mùa xuân của cách mạng. Ta dễ dàng thấy được điệp cấu trúc “mùa xuân người…” cùng điệp từ “lộc” cho thấy mùa xuân gắn liền với hai lực lượng nòng cốt của Tổ quốc: lực lượng chiến đấu và lực lượng sản xuất. “Người cầm súng” chính là lực lượng chiến đấu, là những người lính cách mạng đã đổ máu và nước mắt để mang về mùa xuân yên bình cho nhân dân. “Người ra đồng” chính là lực lượng sản xuất, là những người nông dân cần cù, chăm chỉ đã đổ mồ hôi, công sức để đem lại một mùa xuân ấm no cho đất nước. Điệp từ “lộc” xuất hiện ở đầu câu mang nhiều nghĩa khác nhau. Đầu tiên, “lộc” tượng trưng cho sự may mắn, phát tài, phát lộc vào mùa xuân. Hơn nữa, “lộc” còn là chồi non chuẩn bị đâm hoa kết trái, là sức sống mãnh liệt của mùa xuân cũng giống như đất nước đang vươn mình phát triển trong giai đoạn xây dựng lại. Ý thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang nhiều hàm ý sâu sắc của thi sĩ: ước mong một mùa xuân đất nước trường tồn vĩnh cửu, luôn ấm no, luôn tràn đầy may mắn.

Âm hưởng của đoạn thơ lúc này bắt đầu khẩn trương hơn, dồn dập hơn:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…”

Người đọc có thể thấy được sự xuất hiện của phép điệp ngữ một lần nữa ở cụm “Tất cả như…”. Điều đó cho thấy là mọi người, mọi vật trên đất nước đều đã hòa cùng khí thế tươi vui, nhộn nhịp của mùa xuân. Từ láy “hối hả” mang ý nghĩa của sự gấp gáp, vội vã, còn từ láy “xôn xao” lại mang ý nghĩa là sự kết hợp của nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, không khí náo động khiến cho bài thơ vang lên như một nhạc điệu tươi vui, mạnh mẽ khác thường. Đó chính là hành khúc mùa xuân của một đất nước đổi mới, một đất nước không còn chiến tranh, loạn lạc, một đất nước yên bình, no ấm.

Đoạn thơ tiếp theo tác giả nói lên những suy tư về quá khứ và cả tương lai của đất nước:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Ta có thể thấy được điệp ngữ “Đất nước” ở đầu câu nhưng được đặt trong hai bức tranh với hai mảng màu đen – trắng khác biệt. Bởi lẽ, một bên là đất nước trong quá khứ với bốn nghìn năm chịu ách đô hộ, đầy “vất vả và gian lao”, còn một bên là đất nước ở hiện tại và tương lai với nhiều hứa hẹn “đi lên phía trước”. Ai cũng biết rằng chặng đường bốn nghìn năm là một khoảng thời gian dài đằng đẵng, từ thế hệ này cho đến thế hệ khác đã đem xương máu của mình hiến dâng cho quê hương, đất nước. Bốn nghìn năm chưa bao giờ đất nước ta chịu khuất phục trước một đế quốc hùng mạnh nào. Để rồi giờ đây, đất nước được tác giả so sánh, ví “như vì sao”, một phép so sánh tuyệt đẹp, đầy ý nghĩa. Vì sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp của bầu trời, là sự trường tồn vĩnh cửu, là sự vĩnh hằng của thời gian, là điều mà ai cũng khao khát ngắm nhìn. Đất nước tựa như vì sao là biểu lộ một tình yêu cao cả của nhà thơ dành cho đất nước, là sự tự hào dân tộc. Để rồi từ đó đất nước “cứ đi lên phía trước” với một phong thái tự tin, tràn đầy năng lượng. Động từ “cứ” như một lời khẳng định chắc nịch về tương lai tương sáng của đất nước, thể hiện chí khí và niềm tin sắt đá của thi sĩ đối với đất nước. Đoạn thơ mang ý nghĩa quá đỗi hào hùng khiến người đọc không khỏi xúc động về hình ảnh của đất nước.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Gấp lại trang thơ như gấp lại những suy tư cao đẹp của tác giả, nhưng lại mở ra trong ta nhiều mùa xuân tươi vui tiếp theo của đất nước mai này. Với ngòi bút tài hoa của mình, Thanh Hải đã vận dụng tài tình các biện pháp nghệ thuật như điệp cấu trúc, điệp từ, từ láy,… để nói lên một mùa xuân đầy hi vọng, tràn ngập tin yêu về một đất nước đang trong thời kì đổi mới. Hai khổ thơ tuy ngắn ngọn nhưng lại hàm súc bao nhiêu ý nghĩa về mùa xuân của đất nước.
Phải chăng khi con người ta gần đến lúc “lá xa lìa cành” thì cũng là lúc họ khao khát sống hơn bao giờ hết. Vì thế mà, những vần thơ Thanh Hải để lại cho đời mang một sự thanh thản, cao đẹp, đầy sức sống mãnh liệt. Thanh Hải đã góp thêm cho thi đàn văn học một mùa xuân đầy ý nhị, tinh tế, đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, da diết. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu của đất nước đã trường tồn mặc cho bao gió bụi khắt khe của thời gian. Chính mùa xuân của Thanh Hải đã khiến thế hệ trẻ như tôi cảm thấy rất đỗi tự hào về một đất nước ngày một đi lên, ngày một tỏa sáng “như vì sao”.
0 phiếu
bởi trit75709991 (-500 điểm)

Bạn tham khảo nhé !

Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng - Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.

Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương. Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: tả thực chồi non, cành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng:

Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí khẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng. Cách ngắt nhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời 517 lượt xem
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 1.6k lượt xem
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" Thanh Hải viết: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến M&#7897 ... lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc"
đã hỏi 16 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 310 lượt xem
Phân tích hình ảnh người lính trong 2 đoạn thơ sau của tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Đ ... ;t, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9 tập 1)
đã hỏi 30 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 655 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 76 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 790 lượt xem
Phân tích 16 câu thơ giữa bài "Vội vàng" để làm rõ cảm nhận độc đáo của Xuân Diệu về thời gian. 
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 70 lượt xem
đã hỏi 22 tháng 2 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenmanh04102009212 Học sinh (402 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 275 lượt xem
đã hỏi 8 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
Quan niệm của cụ Nguyễn Du về mẫu anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua 14 câu thơ cuối bài "Chí khí anh hùng".
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...