Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
258 lượt xem
trong Địa lý lớp 9 bởi thuythanh1905207625 Thần đồng (924 điểm)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi minhnhatienthanh816 Cử nhân (4.7k điểm)
⋆⋆ Thuận lợi ::

⇒⇒ Xây dựng cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất, giá nhân công rẻ..

⇒⇒ Lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước..

⇒⇒ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn (Đắk Lắk) ..

⋆⋆ Khó khăn ::

⇒⇒ Vấn đề giải quyết việc làm khó khăn vì nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển ..

⇒⇒ Mỗi năm yêu cầu phải có thêm 11 triệu việc làm cho 11 triệu người đến tuổi lao động ..

⇒⇒ Thời gian lao động ít nhất là ở khu vực nông thôn.
0 phiếu
bởi 21111505552355 Học sinh (105 điểm)
ƯU ĐIỂM
1. Lao động – Việc làm

Đắk Lắk là một tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào; tính đến cuối năm 2016, dân số của tỉnh 1.874.459 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 1.149.381 người (chiếm 61,32% so với tổng dân số); lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 1.129.725 người (chiếm 60,27% so với tổng dân số và chiếm 98,29% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.  

Trong những năm qua tỉnh luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá; năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức 7,02%, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động duy trì được việc làm và tạo việc làm tăng thêm cho người lao động; giai đoạn 2011 – 2016, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 157.387 người, đạt 102% so với kế hoạch (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 26.230 người). Kết quả này đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hằng năm và giai đoạn theo định hướng phát triển bền vững.

Cơ cấu lao động tham gia trong các ngành kinh tế cũng đã được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; năm 2011, cơ cấu lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế : Lao động tham gia trong lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71,2%, Công nghiệp và Xây dựng chếm 7,75%, Thương mại và Dịch vụ chiếm 21,05%, đến năm 2015 tỷ lệ này là 64,47%, 8,11%, 27,42%.

Hằng năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, ghi chép thông tin cung, cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh; đối với Phần cung lao động tổ chức thu thập, ghi chép thông tin biến động ở tất cả các hộ trên địa bàn tỉnh (bình quân mỗi năm thu thập thông tin, rà soát tại khoảng hơn 400 ngàn hộ); Phần cầu lao động tổ chức điều tra nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, Hợp tác xã phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (mỗi năm tổ chức điều tra khoảng 1.300 – 1.500 doanh  nghiệp), từ đó tổ chức chắp nối thông tin về cung, cầu lao động cho người lao động biết và tham gia tìm kiếm việc làm. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để phân tích, đánh giá thông tin thị trường lao động, làm cơ sở hoạch định, xây dựng chính sách về lao động - việc làm của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Công tác đào tạo nghề:

Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 41 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 02 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 22 trung tâm dạy nghề, 14 cơ sở khác có tham gia dạy nghề; về quy mô đào tạo bình quân mỗi năm các cơ sở tuyển sinh và đào tạo cho khoảng 32 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 16,93%.

Hiện nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Theo Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/6/2012 của Bộ Lao động - TBXH về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, theo đó tỉnh Đắk Lắk có 02 trường được lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm, đó là Trường cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên và Trường cao đẳng nghề Đắk Lắk (nay là trường Cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk), đây là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

HẠN CHẾ

1. Lĩnh vực lao động - việc làm:

- Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao (76,82%) và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, , phần lớn là lao động phổ thông; số lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao còn ít. Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong tỉnh không đồng đều, vì vậy, lực lượng lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trình độ văn hóa, năng lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm, hiện nay tỉnh Đắk Lắk vẫn là tỉnh thuần nông, chưa có vùng chuyên canh về nông nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao… mà chủ yếu phát triển theo hình thức tự phát, sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, theo mùa vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vì vậy, năng suất lao động còn thấp.

- Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến và Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ ít, vị trí việc làm trong lĩnh vực này hạn chế, vì vậy, người lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường nghề… tìm được việc làm ít hoặc làm việc trái với chuyên môn đã đào tạo, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm những công việc lao động phổ thông, gây lãng phí cho xã hội.

2. Lĩnh vực đào tạo nghề:

- Công tác đào tạo của tỉnh còn có nhiều bất cập, chủ yếu đào tào ở trình động sơ cấp nghề; thiếu các cơ sở đào tạo các ngành nghề kỹ thuật, đặc biệt là các ngành nghề kỹ thuật cao; chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động, có nhiều trường hợp khi được tuyển dụng phải đào tạo lại.

- Các cơ sở dạy nghề chưa chủ động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và quảng bá hình ảnh nhà trường, ngành học, hiệu quả đạt được của nghề đào tạo.

- Đối với các Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện hiện nay hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chưa chủ động đào tạo những nghề có thu học phí.

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề còn rất hạn chế, chưa thu hút mạnh mẽ các nguồn lực khác ngoài ngân sách Nhà nước tham gia.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 89 lượt xem
Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên khoáng sản,...) của tỉnh Đắk Lắk có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
đã hỏi 3 tháng 5, 2022 trong Địa lý lớp 9 bởi thuythanh1905207625 Thần đồng (924 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 246 lượt xem
Trình bày những nét cơ bản về các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ)
đã hỏi 3 tháng 5, 2022 trong Địa lý lớp 9 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
  • babyshort
0 phiếu
0 câu trả lời 75 lượt xem
Trình bày những nét cơ bản về các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ).
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Địa lý lớp 9 bởi Khách
+1 thích
4 câu trả lời 166 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 145 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 233 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...