Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
678 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc dưới mưa bom bão đạn khắc nghiệt từ quân đội Mĩ, khi hàng hàng lớp lớp thế hệ thanh niên ra đi xẻ dọc Trường Sơn cứu nước. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những con người anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc đứng lên. Nổi bật trong số đó phải kể đến “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, một hồn thơ giàu chất liệu hiện thực, giọng điệu ngang tàn, sôi nổi của trái tim trẻ yêu nước. Hạ bút viết “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – trích tập “Vầng trăng – Quầng lửa” vào giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhà thơ đã khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, điều đó được thể hiện rõ nét qua khổ thơ đầu tiên:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực dời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm

Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang,  vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.

Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Ta đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Nhưng ở đây, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, những chiếc xe

“không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến. Và để giải thích cho sự khó hiểu ấy, tác giả đã diễn giải ngay từ những dòng thơ đầu:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Các anh lí giải rằng xe “không có kính không phải vì xe không có kính”, mà là chính do bom làm cho kính vỡ đi hết. Hình ảnh “bom giật, bom rung” đó vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của địch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Những chiếc xe như vậy vốn không thiếu trong chiến tranh, nhưng hiếm có ai lại có hồn thơ nhạy cảm có thể quan sát và chú ý đến như Phạm Tiến Duật. Điều đó cho thấy nét tinh nghịch, ngang tàn trong cách nhìn sự vật của người cầm bút. 

Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Không có kính thì đã có sao? Ta vẫn cứ “ung dung”, bình thản tiến về phía trước mà không chút nao núng. Từ láy kết hợp đảo ngữ “ung dung” cùng phép điệp cấu trúc làm câu thơ thêm phần nhạc điệu, gợi sự thong thả, tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn gạt bỏ hiểm nguy mà tiến về tương lai. Với tư thế hiên ngang ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy.
Khép lại khổn thơ như khép lại những thăng trầm đã qua của thời kì kháng chiến hào hùng. Với một ngòi bút tài hoa, giàu chất hiện thực, giàu chất nhạc, chất họa với hình ảnh thơ sống động, độc đáo, từ ngữ mộc mạc, giọng thơ hào hùng, Phạm Tiến Duật ca ngợi những lính lái xe cùng nhau trên cùng một con đường mang tên cách mạng, tôn vinh tình đồng chí được thắt chặt bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Hơn hết, còn là sự vĩnh viễn hóa, bất tử hóa những con người đã góp công khiến cho nước Việt Nam ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
“Bài thơ về tiểu đối xe không kính” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng rất thực của Phạm Tiến Duật, là một tượng đài bất tử về hình tượng người lính. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của nhà thơ đối với những người chiến sĩ cách mạng, đối với đất nước của mình. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian càng sáng, càng đẹp. Và thi phẩm tuyệt bút này là một minh chứng rõ nét cho điều đó, chiến tranh đã đi qua, đau thương cũng đã khép lại nhưng công lao cao cả của những người lính vẫn được lưu truyền ngàn đời qua bài thơ này mặc cho gió bụi thời gian. Hơn hết, đây còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã đổ máu cho màu đỏ tươi của quốc kì được bay phấp phới trên bầu trời tự do, những người mà:
“Họ đã sống và chết
 Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 306 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 183 lượt xem
Bài học rút ra từ tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
đã hỏi 3 tháng 6, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 131 lượt xem
Hãy so sánh về hình ảnh ngưòi lính trong 2 bài thơ Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
đã hỏi 30 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 258 lượt xem
Viết dàn ý phân tích bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
đã hỏi 25 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 242 lượt xem
Hoàn cảnh sáng tác của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
đã hỏi 26 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi TittLe Cử nhân (2.5k điểm)
  • van
0 phiếu
1 trả lời 306 lượt xem
Phân tích hình ảnh người lính trong 2 đoạn thơ sau của tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Đ ... ;t, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9 tập 1)
đã hỏi 30 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 199 lượt xem
Nội dung của đoạn thơ ở bài thơ "Tiểu Đội Xe Không Kính" đã gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước
đã hỏi 12 tháng 7, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
+1 thích
1 trả lời 260 lượt xem
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân 1975
đã hỏi 2 tháng 12, 2021 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 533 lượt xem
qua câu thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " lớp 4, các bạn hay cho biết cảm nghĩ của mình khi đọc bài văn này và trong câu t trên, nó được sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? gồm có mấy loại?
đã hỏi 27 tháng 9, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi nguyen duy
0 phiếu
2 câu trả lời 213 lượt xem
đã hỏi 21 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
  1. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  2. lueyuri009730

    15 Điểm

  3. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

  4. Darling_274

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...