Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
268 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi
Đã chọn lại chủ đề bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị
Em hãy phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Từ ấy".

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Tôi đứng dưới cờ, đưa tay tuyên thệ

Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ

Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu

Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau.”

(“Kết nạp Đảng trên quê mẹ” – Chế Lan Viên)

Không chỉ riêng Chế Lan Viên mà Tố Hữu cũng say mùi hương chân lý, bắt gặp lý tưởng Đảng cao đẹp ở tuổi mười tám đôi mươi – thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Nhắc đến tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc của dòng văn học cách mạng Việt Nam thì Tố Hữu là một cái tên không hề xa lạ, ông được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng. “Lá cờ đầu” ấy đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn, rạo rực, hăm hở, tâm huyết của người lính trẻ với chất giọng đằm thắm dịu ngọt của người dân xứ Huế. Minh chứng mạnh mẽ nhất chính là bài thơ “Từ ấy” được trích từ phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên đã ghi lại những giây phút say mê của tác giả khi bắt gặp lý tưởng cách mạng. Đó không đơn thuần là cảm xúc vui sướng phấn khởi mà đó còn là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản muốn hòa nhập cống hiến hết mình cho cuộc đời:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và đầy tiếng chim.”

Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu đặt tên bài thơ là “Từ ấy”. Sau bao tháng năm “Hoang mang không định trước tương lai” thì đến tháng 7 năm 1938 người chiến sĩ trẻ đã tìm được con đường lý tưởng cách mạng của cuộc đời mình. Chính vì thế mà cuộc đời đang tối tăm bỗng hóa thành những bình minh cây xanh nắng dội, tâm hồn đang u tối mịt mù bỗng trở nên vui tươi say mê náo nhiệt hẳn lên. Vậy “Từ ấy” chính là cái mốc đánh dấu cho sự trưởng thành trong con người nhà thơ, một bước ngoặt lớn trong cuộc đời để tìm được con đường đi cho chính bản thân mình: con đường đến với Đảng. Nhà thơ không còn phải “bâng khuâng đi tìm lẽ yêu đời” như ngày xưa nữa mà từ ấy sẽ mở ra một chân lý một tương lai hứa hẹn hơn:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim.”

Khoảnh khắc thi sĩ bắt gặp lí tưởng Đảng như có ánh “nắng hạ” sáng soi. Sao không phải nắng của mùa khác mà chỉ đặc biệt là nắng mùa hạ? Đó là do chỉ riêng hạ mới có thể mang đến thứ ánh sáng chói lóa, rực rỡ, mạnh mẽ nhất trong năm. Có như vậy thì mới “bừng” lên rạo rực, cháy bỏng được. So sánh như thế bởi nhà thơ muốn thể hiện được sức mạnh soi sáng của chân lý cách mạng kia, lý tưởng cách mạng của Đảng đến với người chiến sĩ cộng sản yêu đời nhiệt huyết, hăng say ấy có sức sáng soi tâm hồn như xuyên thấu cả một lý tưởng hoài bão. Nguồn sáng ấy là “mặt trời chân lí” trong cách nói ẩn dụ về một biểu tượng đẹp của cách mạng. Đảng cũng như mặt trời, đều tỏa ra ánh sáng diệu kì sưởi ấm tâm hồn muôn loài, mang lại những tư tưởng đúng đắn, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Ánh sáng huy hoàng ấy đã làm người thanh niên mười tám tuổi say, say lí tưởng, say chân lí. Hình ảnh ẩn dụ “chói qua tim” diễn tả được tác động mạnh mẽ của Đảng đến tình cảm, tâm hồn, cảm xúc trong lòng nhà thơ. Kết hợp với các động từ mạnh “chói”, “bừng” lại càng nhấn mạnh nét hân hoan của tác giả. Đó không phải là những cảm xúc tầm thường thoáng qua mà là lòng nhiệt huyết say mê lâu dài, tự hào đón lấy niềm vinh dự khi tên mình được thêm vào lịch sử Đảng.

Nhà thơ đón nhận lí tưởng không những bằng suy nghĩ chín chắn, nhận thức đúng đắn mà còn bằng cả bầu nhiệt huyết sôi nổi trẻ trung. Ánh sáng lí tưởng đem lại cho nhà thơ niềm vui và gợi bao ước mơ đẹp đẽ về một thế giới đầy hương sắc, âm thanh:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng cộng sản đã truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ. Hai câu thơ đầy bay bổng, đậm chất lãng mạn còn được điểm thêm thủ pháp nghệ thuật so sánh khiến ta thấy được niềm vui của nhà thơ đang sinh sôi nảy nở tựa như khu vườn tươi tốt đầy màu sắc của nhiều loại cây. Khu vườn ấy có những âm thanh là tiếng chim rộn ràng hay chính là những khúc nhạc vui tươi réo rắt trong lòng người chiến sĩ khi đã tìm được lẽ yêu đời của riêng mình. Khu vườn ấy lại còn đậm hương thơm, đó phải chăng là sự thơm thảo của tấm lòng con người muốn cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Từ đó mới thấy được rằng, cách mạng không đối lập với nghệ thuật; trái lại, cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu.

 

 

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Khép lại dòng cảm xúc của thi sĩ nhưng đồng thời mở ra những chân lí mới cao đẹp về lí tưởng cách mạng. “Từ ấy” là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, so sánh, điệp từ…), thể thất ngôn truyền thống và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. ồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng. Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính, lòng nhiệt huyết nguyện hiến dâng trọn vẹn mình cho Tổ quốc thân yêu, cho nhân dân, cho tất cả.

“Từ ấy” xứng đáng là một nét son chói lọi đánh dấu sự trưởng thành lớn lao trong nhận thức của chàng thanh niên yêu nước nhiệt thành. Đối với Tố Hữu, “Từ ấy” là thời gian cụ thể đánh dấu một bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ, đó chính là bước đến con đường cách mạng, con đường đúng đắn mà mình phải đi để từ đó lí tưởng đã soi sáng tâm hồn ông. Đọc “Từ ấy” để ngọn lửa khát vọng mà Tố Hữu thắp lên qua từng vần thơ được lan tỏa đến ta – lớp thế hệ trẻ ngày nay, hãy tiếp thêm cho ngọn lửa ấy ngày một bùng cháy để đưa đất nước đi lên một tương lai huy hoàng, rạng rỡ.  
0 phiếu
bởi ledoanducphong6cntt2021264 Học sinh (323 điểm)

Viết về lí tưởng cách mạng, bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu đã trở thành câu ca, tiếng hát của hàng triệu con người hơn nửa thế kỉ nay. Giọng thơ sôi nổi, say mê, trẻ trung và yêu đời tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. “Từ ấy" là tiếng hát của người thanh niên cộng sản thể hiện một tình yêu lớn: yêu lí tưởng cách mạng và yêu giai cấp cần lao.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn, gồm có 3 khổ thơ mỗi khổ 4 câu. Đây là khổ đầu ca ngợi lí tưởng và nói lên tình yêu lí tưởng cách mạng:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…"

Nhà thơ là đứa con của "Huế đẹp và thơ". Ông sinh ra và lớn lên trong đêm trường nô lệ "Nước mất nhà tan, đời khổ thế!". Trưởng thành trong phong trào yêu nước của thanh niên học sinh, nhà thơ nhiệt thành đi tìm đường cứu nước: "Con lớn lên con tìm Cách mạng". Và trong đêm dày nô lệ, nhà thơ cảm thấy tâm hồn "bừng nắng hạ" kể từ ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim".

"Từ ấy" là thời điểm (1938) nhà thơ được giác ngộ cách mạng, bắt gặp lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ về lí tưởng cách mạng, về chủ nghĩa Mác – Lênin. Chữ "chói" (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim – tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.

Bóng tối đêm dày nô lệ như bị xua tan, người chiến sĩ cách mạng cảm thấy cuộc đời mình, con đường mình hướng tới “bừng nắng hạ". Đây là hai câu thơ đẹp nhất của Tố Hữu viết về lí tưởng cách mạng. Ngôn từ (bừng, chói), hình ảnh (mặt trời chân lí) rất hay, rất sáng tạo. Lúc nào đọc, ta vẫn cảm thấy mới mẻ, vần thơ tràn ngập ánh sáng và niềm tin.

Hai câu thờ 3, 4 tiếp theo nói về "hồn tôi" từ thuở ấy, từ khi "bừng nắng hạ":

"Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

Nhà thơ sử dụng một so sánh đặc biệt: "Hồn tôi là một vườn hoa lá"… Ngôi vườn ấy xanh màu xanh của lá, rực rỡ của sắc hoa, "rất đậm hương" ngào ngạt. Ngôi vườn đẹp tươi ấy "rộn tiếng chim" hót nghe rất vui. Các từ gợi tả: "đậm", "rộn" thể hiện sức sống và vẻ đẹp của vườn hoa lá, của "hồn tôi" từ khi có chủ nghĩa Mác – Lênin, có "Mặt trời chân lí chói qua tim". Hai câu thơ nói lên tác dụng kì diệu của lí tưởng cách mạng qua một không gian nghệ thuật kì diệu nên thơ.

Tố Hữu yêu nước, yêu chủ nghĩa Mác – Lênin mới có cách nói hay, rất hình tượng về lí tưởng cách mạng. "Mặt trời chân lí" và "vườn hoa lá…" là hai hình tượng rất đẹp, rất thơ. Các từ ngữ: "từ ấy", "bừng", "chói", "đậm", "rộn" – được chọn lọc tinh tế làm cho vần thơ cất cánh trong tâm hồn chúng ta.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 395 lượt xem
Phân tích bài thơ "Từ ấy" để làm rõ lí tưởng giác ngộ cách mạng của tác giả.
đã hỏi 13 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
  • phân-tích-thơ
  • từ-ấy
  • trung-bình
0 phiếu
1 trả lời 163 lượt xem
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?"
đã hỏi 28 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 513 lượt xem
     “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,    Con thuyền xuôi mái nước song song,    Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;    Củi một cành khô lạc mấy dòng.    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;    Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
đã hỏi 27 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 20 lượt xem
đã hỏi 21 tháng 2 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenmanh04102009212 Học sinh (392 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 237 lượt xem
đã hỏi 8 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 585 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 445 lượt xem
  Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ Từ ấy. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ.  
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 4.5k lượt xem
Hãy nêu biện pháp tu từ trong 5 khổ thờ đầu bài "Đêm nay Bác không ngủ"
đã hỏi 18 tháng 3, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 30 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vuan12345678910945 Thần đồng (1.2k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...