Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
74 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi niềm của Hàn Mặc Tử trong "Đây thôn Vĩ Dạ"

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
 
Hay nhất

Làm thơ từ năm mười sáu tuổi, với nhiều bút danh - Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử,... Hàn Mặc Tử chỉ sáng tác trong khoảng mười hai năm và để lại các tập thơ: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí... Sự nghiệp thơ ông tuy không thật đồ sộ nhưng đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí người Việt yêu thơ. Hàn Mặc Tử sáng tác thơ theo lối Đường luật, Thơ mới và đặc biệt là cả thơ - văn xuôi. Sự đa dạng trong thi pháp thơ đã khiến ông trở thành đối tượng quan tâm hàng đầu của các cây bút phê bình nổi tiếng ở thời ông và thời sau. Người ta so sánh thơ ông với các phong cách lỗi lạc của thơ Pháp như Tượng trưng (Bô-đơ-le), Siêu thực (Ăng-đrê Bre-tông). Đây là vinh dự lớn đâu chỉ riêng cho Hàn Mặc Tử mà còn chung cho cả nền thi ca hiện đại Việt Nam.

Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ điên (1939). Tác phẩm được xem là cung đàn êm ái trong bản nhạc đời đầy mất mát, phiền muộn của Hàn. Tác phẩm ghi nhận dấu ấn thiên tài của nhà thơ trên chất liệu ngôn từ bởi sự chông chênh trong Đây thôn Vĩ Dạ, “ai biết tình ai có đậm đà?” là dấu hiệu của niềm bi đát lớn. 

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số ít những bài thơ hay nhất viết về Huế, về Vĩ Dạ. Thế nhưng, Hàn Mặc Tử không sinh ở Huế. Thi sĩ chỉ là khách qua đường, đến rồi đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm đẹp, chưa phôi pha như ngày Huế đẹp. Vẻ đẹp của Thôn Vĩ, nửa nông thôn, nửa thành thị chưa phai dấu kinh thành và cả tình người cũng mang mang trong cảnh sắc ấy. Lịch sử và con người của một thời điểm, một vùng đất, một giao thoa độc đáo đã được Hàn Mặc Tử phát hiện, nhưng không phải ở ngay đất Huế, ngay thời điểm ấy mà phải lùi xa trong không gian, thời gian, chìm lắng rồi chợt thức để thơ trào lên sóng bút. 

Những kỷ niệm ấy được gợi lên ngay từ nhan đề của bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ. Và thế là một hình bóng cũ, một hoài niệm - nhờ tấm bưu ảnh - đã lên tiếng, nhẹ nhàng và tinh khôi như mối tình e ấp, chưa kịp ngỏ lời:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Giọng điệu ngân lên từ giây phút ban đầu của tác phẩm thơ ca nói riêng hay văn bản nghệ thuật nói chung là cực kì quan trọng. Nó sẽ giữ âm hưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ hành trình của tác phẩm. Về sau, dẫu văn bản có xuất hiện nhiều dạng vẻ âm thanh đến thế nào chăng nữa thì ý thức sơ khởi vẫn chi phối mạnh cấu thanh ấy. Từ lời trực tiếp của đối tượng trữ tình: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, chúng ta xác định được chủ thể của phát ngôn: một “cô em” nào đó đang trách hờn “anh” - chủ thể trữ tình của bài thơ. 

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Cái chớp mắt ngỡ ngàng trước cảnh vật sau phút sương tan của một ngày nắng đẹp! Thần thái của cả đoạn thơ có lẽ chính nằm ở sự ngạc nhiên thơ ngây thuẫn khiết đến tột bực này. Tác giả có tả gì nhiều lắm đâu. Ngoại trừ một chữ mướt và cái so sánh xanh như ngọc, còn lại là nắng hàng cau rồi nắng mới lên và lá trúc, mặt chữ điền không mấy cụ thể. Ấy vậy mà tất cả đều nổi nét. Tất cả là nhờ ở sự lựa chọn và lọc trong của kí ức, nhờ cái ánh sáng nội tâm ta đã nói. Chi tiết Lá trúc che ngang mặt chữ điền sắc như nhát kéo hoàn tất trong một bức tranh trổ giấy tuyệt đẹp.

Dẫu sao, trong khổ thơ, nhìn theo góc độ “mô tả như thật”, thì cái thực có trội hơn cái ảo. Đây mới là nỗi nhớ chứ chưa phải là nỗi niềm. Vậy, đây là lời miêu tả thôn Vĩ của cô gái hay dòng hồi tưởng của người đi xa? Thật khó phân biệt. Tính chất giao thoa đã gia tăng cường độ, song xét trong chỉnh thể ngữ đoạn thì lời cô gái vẫn chiếm ưu thế.
Khổ thứ hai bắt đầu bước chuyển biến mới về chất, vẫn là dòng hồi tưởng ở nhân vật trữ tình nhập vai, kỉ niệm tràn về mãnh liệt đến nỗi, từng bước lời của chàng trai lan toả cả không gian:

Gió theo lối gió mây đường mây.

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.

Càng nói, nỗi niềm càng được khơi gợi và đầy thêm. Cảnh sắc thiên nhiên vốn thực bỗng trở nên biến ảo lạ thường. Đường viền rõ nét, dứt khoát ở “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” đến đây dường như mờ nhòe đi, để gió, mây, dòng nước, thuyền, trăng chập chờn lay động, đưa người đọc nhập vào miền vắng xa, mơ màng, nhưng da diết, khắc khoải trong tâm tưởng thi nhân. Điệp gió, mây để nhấn mạnh sự chia lìa, tan tác. Ngay đến cả dòng sông vốn là vật thể hồn nhiên, vô tư, nay qua giọng thơ của Hàn Mặc Tử lại trở nên buồn bã. Dường như, nỗi buồn của thi nhân đã được toả phong lên vạn vật. Ngay cả sự chuyển động (hoa bắp lay) cũng không làm khung cảnh đó vui lên, sống động hơn. Để cuối cùng, xúc cảm trào dâng xóa tan ranh giới từng câu thơ mênh mang theo dòng trăng:

bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó doan
Có chở trăng về kịp tối nay?
Lời của cô gái? Bóng hình nàng giờ chỉ còn dư âm trong tâm thức chàng. Tiếng nói của nàng dần lịm tắt. Để kết cục, rung động thiết tha của nhà thơ - người mà lúc này kỉ niệm tràn ngập trong hồn - đã khiến ngôn từ dường như hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chàng. Đi xa, đi sâu vào cõi mộng, trong cái miền nhạt nhoà sương khói ấy, một cái lõi tình cảm vô cùng sâu sắc thâm trầm bỗng hiện lên ngày càng rõ nét:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Mơ khách đường xa, khách đường xa - thực chất đây là một tiếng gọi dù hình thức không phải thế. Tiếng gọi ở đây không thốt được ra lời mà chỉ nằm trong tâm tưởng và chính vì chỉ nằm trong tâm tưởng nên nó vang vang hơn, da diết hơn, não lòng hơn. Cái tiếng-gọi-không-phải-tiếng-gọi này hổn hển như lời của nước mây, nghe sao mà gấp gáp, nó như muốn bằng cái âm sắc nội tâm riêng biệt của mình, phóng xa về phía trước để níu giữ lấy một cái bóng áo trắng đang mờ dần, nhoà dần, hoà lẫn vào màn sương bàng hoàng trước mặt.
Áo em đã trắng cái màu bất định, tiếng gọi vời xa trên cũng quy về, đọng thành nỗi bồi hồi khôn tả, thành một câu hỏi không hẳn là trách móc ai, nhưng chứa đựng những đòi hỏi nghiêm trang, chính đáng, tuy rằng cũng rất độ lượng, đối với cuộc đời:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Cõi thơ - cõi lòng Hàn Mặc Tử thật gần gũi, thân quen mà cũng thật lạ lùng. Gần gũi, bởi vì từ đó ta đã nghe vang lên những tiếng đời thắm thiết, đã thấy hiện lên hình ảnh cái miền quê thân thuộc hay đi về như một ám ảnh trên các trang thơ Việt. Nhà thơ thật giàu cảm xúc yêu đương. Không thế sao ông bắt nhận được tiếng vọng của ái tình ẩn sau lời hỏi thăm có vẻ bình thường, để trong ông dào lên cả một bản đàn có âm điệu bồn chồn đến khó tả? Không thể sao ông dựng được thần tình đến vậy bức tranh thôn Vĩ với khuôn mặt chữ điền có lá trúc che ngang nằm ở cận cảnh, còn sau đó rung rinh một làn nắng huyền thoại mà may chi chỉ nghệ thuật điện ảnh mới sao bản được?  u Việt.
Tuy nhiên, cõi thơ - cõi lòng ấy lại cũng có những nét thật siêu việt. Bài thơ nằm ở đường biên giữa ảo và thực do trường liên tưởng của thi nhân rất rộng, tưởng chừng không giới hạn. Cái thực ở đây thường hút nẻo về phía vô cùng để những cung bậc buồn vui của đời người trong đó cùng lượt rung lên, chạm đến những triết lí sâu thẳm. Những cái cụ thể của một câu chuyện tình, của một cảnh sắc đã không giới hạn được đường bay của thơ Hàn Mặc Tử. Bên cạnh niềm cô đơn u uẩn cùng ước mong về một tình yêu thực tế, bài thơ còn chứa đựng nỗi buồn lớn hơn về sự chưa hoàn thiện của cõi người và nhoi nhói một khát vọng sống đầy nhân bản. Mà như ta đã biết, đằng sau những khát vọng hướng tới vô cùng, hướng tới sự hoàn thiện, bao giờ cũng có một nỗi day dứt, một nỗi đau âm thầm.
Hình thức của bất kì loại thể sáng tác nào cũng sẽ già cỗi đi trước thời gian, còn những giao tiếp đời thường, dường như ít biến động. Có chăng đi nữa thì tiến trình lão hoá của nó chậm hơn nhiều. Đưa lời trực tiếp theo phong cách riêng của mình vào thơ, Hàn Mặc Tử đã thực hiện thao tác hiện tại hoá giọng điệu. Đặc điểm này khiến Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ hướng đến một đối tượng, một thế hệ; không chỉ nói cho quá khứ cho thực tại mà còn cho cả tương lai.
Là quy luật tất yếu của những xúc cảm, thơ trữ tình dẫu tiếng nói ban đầu có thuộc về lời của người khác thì tiếng nói cuối cùng vẫn thuộc về chủ thể trữ tình. Do đặc trưng của loại hình quy định: thơ là tiếng lòng, là “khoảnh khắc thăng hoa” tâm hồn chủ thể, nên tính chất nhập vai của tôi - trữ tình dần dần nhường bước cho tôi - bản ngã đích thực xuất hiện. Lời trực tiếp được đưa vào tác phẩm sẽ bị nhược hoá, hoà tan trong giọng điệu của tôi - chủ thể trữ tình. Tính chất này không chỉ tạo dựng nên lời nửa trực tiếp cho Đây thôn Vĩ Dạ, mang lại âm hưởng “lạ” cho khổ thơ thứ hai mà còn mở rộng phạm vi của kiểu lời thơ đến ranh giới lời đa thanh của văn xuôi hiện đại. Có điều ở văn xuôi, lời gián tiếp của người kể chuyện xâm nhập vào lời trực tiếp của nhân vật, để tiếng nói cuối cùng thuộc về nhân vật thì ở thơ trữ tình, quá trình ấy diễn ra theo chiều ngược lại. Lơi trực tiếp của nhân vật (hay của tôi - nhập vai) bị lời của chủ thể lấn át. Cuộc viễn chinh ấy không ồn ào, đột ngột. Nó thể hiện bước biến chuyển chầm chậm dòng nội tâm theo quy luật tăng trưởng cảm hứng trữ tình. Lời ở văn xuôi thường không nhất thiết phải như vậy. o not need for nói vui n
Thay đổi lời thơ từ trực tiếp sang gián tiếp, các bình diện hình thức khác cũng biến chuyển: theo không gian từ cận cảnh (cô gái, thôn Vĩ...) đến viễn cảnh (con thuyền, bãi bắp, gió mây...), qua hành trình thời gian: sáng (nắng) đến hoàng hôn khi sương mù giăng toả xóa nhoà bóng hình... Đến cả con người và tình cảm cũng biến thiên, nhẹ hơn, loãng hơn, ngỡ chừng như chợt tan trong khoảnh khắc. Nhờ sử dụng kiểu ngôn từ đặc biệt này mà Hàn Mặc Tử đã thực hiện được điều kì lạ: kết nối độc đáo các sự vật, hiện tượng, không gian, thời gian... ở cách xa nhau, ngỡ không thể ăn nhập nhau, lại hoà hợp tuyệt vời trong hồn thơ.
Tính chất cổ điển trong bài thơ còn được bộc lộ qua hệ thống tính từ. Khác với Xuân Diệu, Huy Cận... hay ngay cả ở một số bài thơ khác của mình, Hàn Mặc Tử ít sử dụng tính từ trong Đây thôn Vĩ Dạ. Cả bài thơ chỉ vẻn vẹn sáu tính từ (mướt / mờ / đậm đà / trắng / xanh / buồn thiu). Như thế, tính chất, trạng thái của sự vật hiện tượng được toát lên từ chính bản thân chúng trong mối quan hệ với ngữ cảnh. Chẳng hạn ở bài thơ này dòng sông gợi màu xanh, ánh trăng màu vàng, bãi bắp trổ hoa gợi màu xám trắng... Đặc điểm này thơ cổ điển sử dụng nhiều bởi tính từ về mặt chức năng rất dễ cá thể hoá đậm nét tôi - trữ tình. Điều mà lúc ấy chưa được cộng đồng chấp nhận.
Từ lời trực tiếp biến tấu trong lời nửa trực tiếp để lời gián tiếp xuất hiện, chất giọng rạn vỡ, biên giới của các loại hình ngôn từ rạn vỡ, vừa hiện đại vừa cổ điển, cách tân và duy giữ... tất cả đã tạo nên nét đặc trưng độc đáo cho Đây thôn Vĩ Dạ. Đặc trưng lời thơ ấy cũng là đặc trưng của lời văn xuôi hiện đại (theo chiều ngược lại), đặc biệt là tiểu thuyết. Sự đổi thay này có lô-gích riêng của nó, suy cho cùng đó là lô-gích của sự vận động các loại hình lời thơ trong ý thức của tôi - trữ tình.
Xưa nay chúng ta quan niệm một số kiểu lời, giọng điệu nhất định nào đó sẽ là những phạm vi độc quyền của một trong hại loại hình trữ tình hoặc tự sự. Trong đó tự sự có thể bao quát hầu như tất cả các bình diện, chẳng hạn như ba loại lời: trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp; tất cả các kiểu giọng điệu: mỉa mai, châm biếm, thiết tha, vô cảm... trong lúc đó khiêm nhường hơn, loại hình trữ tình chủ yếu chiếm lĩnh kiểu lời trực tiếp của tôi - trữ tình nên kiểu giọng “độc thoại” là hệ lụy bất khả tránh.
Với Đây thôn Vĩ Dạ tình hình khác hẳn. Vẫn trên nền cơ bản của loại hình trữ tình, nó đã hấp thụ tất cả các phương diện ở lời, ở giọng điệu của ngôn từ nghệ thuật. Phải chăng đây có thể là một ngoại lệ trong hệ thống lí luận của M. Ba-khơ- tin khi ông quan niệm, đặc trưng giọng điệu vốn có của thơ trữ tình là “độc thoại”, (đơn âm)?
Tác phẩm văn học, dẫu có bao nhiêu biến thể giọng điệu ở cấp vi mô thì vẫn chịu sự thống trị bằng một giọng duy nhất ở cấp vĩ mô (giọng trữ tình, giọng tự sự...). Đây thôn Vĩ Dạ là một bằng chứng. Lời thơ vừa trang nhã, tha thiết, vừa mãnh liệt táo bạo pha lẫn chút dỗi hờn; với sự hài hoà độc đáo của truyền thống và cách tân được biểu hiện qua nhiều kiểu lời thơ nhưng giọng điệu của tác phẩm vẫn là giọng điệu trữ tình duy nhất. Ngẫm cho rốt ráo, lời của “em” hay “tôi” cũng là sự phân thân của tôi - trữ tình. Do vậy tiếng nói của bài thơ đã được định hướng trong trường xúc cảm thống nhất. Song cũng đừng vì điều này mà kết luận rằng thơ trữ tình chỉ có một giọng duy nhất. Tính đa thanh của cuộc đời, của khoảnh khắc rung động của nhà thơ sẽ in dấu ấn trên chất liệu ngôn từ khi nhà thơ cố tình đưa vào thi phẩm nhiều giọng khác nhau.
Càng phát triển, tính chất giao thoa giữa các loại hình sáng tác càng mạnh. Phá vỡ biên giới, xâm nhập các giọng điệu không có nghĩa là hủy diệt loại thể, mà chỉ tạo nên diện mạo mới trong khuôn khổ thể loại đã được định hình. Từ góc độ ấy, Đây thôn Vĩ Dạ xứng đáng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho một thế hệ mới, tiếng nói mới trên diễn đàn thơ ca Việt Nam và thơ ca hiện đại nói riêng.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ càng về cuối càng tăng chất ảo. Có cảm tưởng mọi hình sắc cuộc đời đã bay hết sắc màu và đang lao mỗi lúc một nhanh về phía hư vô, tương hợp với tốc độ liên tưởng thơ và sự choán ngợp của niềm tuyệt vọng trong lòng tác giả. Đến khổ cuối, tất cả đều trở nên mơ hồ, bất định: mơ chồng lên mơ, xa nối tiếp xa khiến người thực hoá ra nhân ảnh và khói sương thêm dày, trùm lên hình bóng nhân vật trữ tình đang chới với... Tuy nhiên, nỗi niềm của Hàn Mặc Tử, nỗi buồn nhân thế của Hàn Mặc Tử thì mỗi lúc một lớn, một rõ thêm, ám ảnh mãi tâm trí của người đọc, không phải của một thời mà mãi mãi.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
2 câu trả lời 215 lượt xem
Phân tích và cảm nhận thơ "Đây thôn Vĩ dạ" của Hàn Mặc Tử
đã hỏi 17 tháng 6, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
  • ngữ-văn-11
0 phiếu
1 trả lời 165 lượt xem
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?"
đã hỏi 28 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 255 lượt xem
đã hỏi 8 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 296 lượt xem
Phân tích nét trữ tình trong đoạn thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ.
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 221 lượt xem
. Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.3k lượt xem
Cảm nhận của anh (chị) trong đoạn văn dưới đây được trích trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam " Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng ... chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng"
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 553 lượt xem
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2) Gió theo lối gió, mây đường mây ... lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? . (Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2).
đã hỏi 2 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 441 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 47 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 250 lượt xem
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...