Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.9k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Black Prince Học sinh (290 điểm)

  Viết đoạn văn(6 - 12 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ'' tấc đất tấc vàng ''

* DÀN BÀI:

- Mở đoạn:............

- Ý nghĩa: đất đai..................

- Tại sao cần bảo vệ đất

- Khuyên chúng ta: +quý trọng........................

                             +sử dụng...........................

- Nghệ thuật: so sánh.................

+ dùng đơn vị đo '' tấc ''.................... quan trọng, quý giá.................

+ tình cảm của người xưa....................( yêu quý, trân trọng..................)

=) Lời khuyên có gtrị...........................

 

đã đóng
bởi toitenla01 Cử nhân (3.2k điểm)
Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất
Chúc bạn học tốt!!!

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi ༻✰ღ Arya "Arry" Stark ღ✰༻ Tiến sĩ (13.3k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi dat97tqt
 
Hay nhất

Bài làm 1:

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

 

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
 

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

 

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
 

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
 

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
 

Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
 

Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
 

“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”
 

Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.


      Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
 

       Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.

Bài làm 2

      Đó là một đề bài thể hiện giá trị của đất. nó được so sánh như là vàng. Vì có đất ta sẽ làm ra được nhiều sản phẩm để bán để sinh sống. câu tục ngữ còn khẵng định được giá trị của những sản phẩm được làm ra càn quý trọng và gìn giữu nó hơn.

     Bên cạnh nhưng giá trị của nó đó là những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Câu tục ngữ đã khẵng định được những giá trị quan hệ với nhau. Tấc đất tấc vàng  có nghĩa là một tấc đât là mà ột tấc vàng nhưng với ông cha ta đó là nhưng công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay.

     Câu tục ngữ được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, vàng ở đây là tiền là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. nhưng có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt, có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. ở đây muốn khẵng định không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng.

    Ông cha ta nhằm khẵng định giá trị của đất, nó là một thứ muôn thử có thể làm ên tất cả. nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì vàng mới có thể có. Đất đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng.

      Có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống, không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. khi vỡ ra thì đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang, chai đi. Vì không có người chăm sóc.

     Có thể nói đây à mọt bài học đành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất,ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của đất. có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.

Bài làm 3

Em đã được học và được đọc rất nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, trong số đó em thích nhất là câu: Tấc đất tấc vàng. Câu tục ngữ này gồm có hai vế : tấc đất và tấc vàng so sánh với nhau nhưng lược bỏ từ so sánh và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của đất.Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) để so sánh với cái lớn (tấc vàng ) nhằm khẳng định giá trị của đất.Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết, còn “chất vàng “ của đất thì khai thác mãi cũng không cạn. Như vậy có thể nói câu tục ngữ này thể hiện rất rõ ý thức trọng nông và tinh thần đề cao vị trí của đất : đất nuôi sống người của ông cha ta.

Bài làm 4:

“Tấc đất tấc vàng” - câu ngạn ngữ từ ngàn xưa càng ngẫm càng thấy đúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu giá trị đích thực của từng loại đất. Mà khi đã không hiểu ngọn ngành về điều này, dễ đi đến những quyết sách sai lạc về quản lý và sử dụng dạng tài nguyên đặc biệt thuộc sở hữu của Nhà nước này.

Xét về ý nghĩa chính trị, về chủ quyền lãnh thổ, thì mọi mảnh đất của Tổ quốc đều có ý nghĩa như nhau, phải tốn bao xương máu nhân dân ta mới khai khẩn và bảo vệ được. Nhưng xét về giá trị thực dụng thì mỗi loại đất lại có ý nghĩa khác nhau.

Câu ngạn ngữ “Tấc đất tấc vàng” càng đúng đối với những nơi đất đai khan hiếm như vùng cao nguyên đá Đồng Văn chẳng hạn. Nhưng chính cao nguyên đó lại hàm chứa những giá trị to lớn, đáng khao khát của bao quốc gia trên thế giới. Đó là nơi có địa hình đá vôi (karst) trùng điệp, muôn hình vạn trạng, có thung lũng sông Nho Quế đẹp như mộng với những hẻm vực hoành tráng nhất Đông Dương, có những tượng đài địa cảnh đáng giá cho du khách vượt muôn dặm đường xa đến ngắm nhìn, thưởng lãm… Xét về tiềm năng du lịch, nếu ở đó xây dựng được một Công viên Địa cảnh (Geopark) đẳng cấp quốc tế thì giá trị của nó sẽ được nâng lên nhiều lần. Vấn đề là ở chỗ phải biết đánh thức tiềm lực đất đai... Vậy mà cho tới nay đất nước Việt Nam tươi đẹp chưa hề có một di sản địa chất nào được công nhận - một sự chậm chân đáng tiếc so với khu vực và quốc tế.

Sự hình thành một mảnh đất thích hợp với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, là cả một quá trình dài lâu, gian khổ của thiên nhiên và con người. Quá trình phong hóa và tạo đất trồng trọt từ các loại đá thường gặp ở vùng đồi núi còn khó hơn nhiều. Ai đã từng nhìn thấy cảnh một người dân tộc H’Mông gùi đất lên bỏ vào từng hốc đá vôi trên cao nguyên Đồng Văn, rồi tra vào đó mấy hạt ngô, mới thấy hết giá trị của đất trồng đối với con người.
Nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới trong dịp tháng tư vừa qua đã cảnh tỉnh loài người, cũng là điều buộc chúng ta phải dừng lại và suy ngẫm. Từ chỗ thiếu, rồi tự túc đủ lương thực vào những thập niên cuối của thế kỷ trước, Việt Nam từng vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Nhiều dự báo cho thấy vào những thập niên tiếp theo, sự khan hiếm lương thực sẽ trở thành nỗi lo âu của loài người. Chính vì thế, đất đai nông nghiệp, đặc biệt là những diện tích trồng lúa nước đã và sẽ luôn là tài sản vô giá, cần được bảo vệ và phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng.

Trên thế giới, nhiều nước đã quy hoạch phát triển đô thị lên những vùng đồi thoải, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp cho các dự án phi nông nghiệp. Nên nhớ rằng, miền đồi núi của Việt Nam chiếm đến ¾ diên tích đất nước. Diện tích đồng bằng thực tế không được bao nhiêu. Do vậy, khi quy hoạch tổng thể cần quan tâm bảo vệ những diện tích vốn là vựa lúa. Điều đó dường như chưa được chú trọng khi xem xét trong thực tiễn quy hoạch lãnh thổ thời gian qua ở nhiều địa phương. Chính cách quản lý, điều hành lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đã tạo nhiều kẽ hở cho những kẻ đầu cơ trục lợi. Tình trạng sử dụng đất không trúng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chủ động về an ninh lương thực quốc gia.

Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều cần thiết, không phải bàn cãi. Song từ trong sâu thẳm tâm hồn, người Việt ta vẫn tự hào là cư dân trong cái nôi lúa nước của nhân loại. Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, việc giữ vững là một trong những cường quốc của lúa gạo thế giới hẳn là điều chúng ta cần nghĩ tới. Đó cũng là tâm nguyện chung của hầu hết chúng ta, hôm nay và mai sau.

                                                              Chúc bạn học giỏi!

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
1 trả lời 423 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 113 lượt xem
Lưu ý: Không copy giống mạng
đã hỏi 30 tháng 10, 2023 trong Ngữ văn lớp 12 bởi hieutgz335942 Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 148 lượt xem
0 phiếu
4 câu trả lời 3.9k lượt xem
+1 thích
1 trả lời 452 lượt xem
Viết 1 đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về Đức tính khiêm tốn.Đoạn văn có sử dụng 1 trạng nữ và 1 câu đặc biệt
đã hỏi 27 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoangvantinh130382323 Học sinh (6 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 555 lượt xem
Viết một đoạn văn 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về quan điểm "Sách là người bạn lớn của con người", trong đó có sử dụng trạng ngữ. Gạch chân dưới các trạng ngữ đó. 
đã hỏi 6 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyenmai532007766 Học sinh (8 điểm)
  • viết-đoạn-văn
  • nghị-luận
  • trung-bình
+1 thích
1 trả lời 1.8k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 354 lượt xem
0 phiếu
4 câu trả lời 6.7k lượt xem
đã hỏi 12 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi minhngoc2004 Cử nhân (2.7k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...