Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.2k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi HuyenNguyenCute123 Thần đồng (895 điểm)
cho mình xin đề cương nha
đã đóng
bởi Tình Yêu Học sinh (459 điểm)
tick co mk đi

4 Trả lời

0 phiếu
bởi Tình Yêu Học sinh (459 điểm)
tick cho nha mk cho đề cương rùi
bởi Tình Yêu Học sinh (459 điểm)

thêm nữa nè 

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

0 phiếu
bởi vogiahuan111 Học sinh (282 điểm)
văn bản

đọc - hiểu nội dung chính, thông tin quan trọng, lí giải ý nghĩa văn bản, tên văn bản

BHĐĐT - TÔ HOÀI

SNCM - ĐOÀN GIỎI

BTCEGT - TẠ DUY ANH

VƯỢT THÁC - VÕ QUẢNG

BHCC - AN - PHÔNG - XƠ ĐÔ - ĐÊ

ĐNBKN - MINH HUỆ

LƯỢM - TỐ HỮU

CTVN - THÉP MỚI

CÔ TÔ - NGUYỄN TUÂN

TIẾNG VIỆT

- 4 biện pháp tu từ

-Các thành phần chính của câu

 - chữa lỗi về CN, VN

TLV

- văn miêu tả

- văn tả cảnh

văn tả người
0 phiếu
bởi lê phương hiền Học sinh (249 điểm)

1) Trắc nghiệm: (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ.

Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất. 

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....”

1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

a) Lao xao           b) Vượt thác             c) Cô Tô             d) Sông nước Cà Mau

2) Tác giả đoạn văn trên là ai?

a) Nguyễn Tuân    b) Duy Khán             c) Tố Hữu           d) Võ Quảng

3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?

a) Bao la, bát ngát                      b) Hùng vĩ, tráng lệ

c) Duyên dáng, trữ tình               d) Sâu thẳm, huyền bí

4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?

a) So sánh             b) Nhân hóa              c) Ẩn dụ                d) Hoán dụ

5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?

a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời                  b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

c) Bồ Các là bác chim ri                                  d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông

6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?

a) Một                  b) Ba                  c) Năm                   d) Bốn

7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?

a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ                 b) Một chủ ngữ, một vị ngữ

c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ                 d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ

8) Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ đã kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt nào?

a) Kể- Biểu cảm      b) Miêu tả- Kể      c) Miêu tả- Nghị luận     d) Miêu tả- Kể- Biểu cảm

9) Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?

a) Tự tin, dũng cảm                  b) Hung hăng, xốc nổi

c) Tự phụ, kiêu căng                d) Khệnh khạng, xem thường mọi người.

10) Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?

a) Theo những danh từ mỹ lệ                  b) Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông

c) Theo thói quen trong đời sống;            d) Theo cách của cha ông để lại

11) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

a) lâm thâm                b) nằng nặc              c) ngủ ngon          d) đinh ninh

12) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

a) Con sông thức tỉnh                 b) Miệng cười như thể hoa ngâu

c) Cả hội trường vỗ tay rào rào    d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm

II) Tự luận: 7 điểm

Câu 1 (2 điểm)

a) Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1 điểm)

b) Bài thơ kể lại câu chuyện gì?

Câu 2 (5 điểm) Tả cơn mưa rào ở làng quê.

Đáp án đề thi thử Ngữ văn 6 học kì 2

I) Trắc nghiệm: (3 điểm)

1c    2a    3b    4a    5b   6d

7c    8d    9a   10b   11c 12a

II) Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Chép đúng 2 khổ thơ đầu (1 điểm)

- Nêu đúng nội dung câu chuyện (1 điểm)

Câu 2: (5 điểm)

1. Nội dung: 1 điểm

a. Mở bài: (0.5 điểm)

- Lý do chọn cảnh mưa mùa nào?

b. Thân bài: (3 điểm)

- Cảnh trước khi mưa. (1 điểm)

- Cảnh trong cơn mưa. (1 điểm)

- Cảnh sau khi mưa. (1 đ)

c. Kết bài: 1 điểm

Cảm xúc và tâm trạng của em về cơn mưa.

2. Hình thức: 1 điểm

- Viết đúng thể loại, đúng bố cục.

- Không sai phạm lớn về chính tả, từ, câu

0 phiếu
bởi concuxinhxan (-158 điểm)

A/ PHẦN VĂN:

I. Truyện và kí:

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

STT

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

          Tóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

4

Vượt thác (trích Quê nội)

Võ Quảng

Truyện dài

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.

5

Buổi học cuối cùng

An -phông-xơ Đô-đê.

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Khán

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 225 lượt xem
Câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"
đã hỏi 1 tháng 5, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Letram Cử nhân (5.0k điểm)
+1 thích
1 trả lời 453 lượt xem
j) 4 - (7 - x) = x - (13 - 4) k) (7 - x) - (25 + 7) = -25 Giải nhanh hộ mk vs ạ. Thks
đã hỏi 26 tháng 11, 2017 trong Toán lớp 6 bởi Min Jang Hee love BTS
0 phiếu
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Câu 1: Thụ phấn là gì? Thụ tinh là gì? Câu 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? Câu 3: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? Câu 4: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? Câu 5: Hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu những điều ... xác động vật, thực vật, rác rưởi bị phân hủy chúng ta càn làm gì? Câu 12: Vai trò của thực vật đối với đòi sống con người? Cho ví dụ.
đã hỏi 2 tháng 5, 2017 trong Toán tiểu học bởi thanhthao2005214 Học sinh (157 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 3.2k lượt xem
khi chọn lệnh table-insert -cloumnto the left để chèn thêm cột mới , cột mới được chèn ở vị trí nào ?
đã hỏi 20 tháng 4, 2017 trong Tin học lớp 6 bởi I like Face.book Thạc sĩ (9.8k điểm)
+1 thích
1 trả lời 245 lượt xem
hãy sưu tập các  đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì sinh học 7 nhanh và đúng mình tick nha
đã hỏi 14 tháng 3, 2021 trong Sinh học lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 360 lượt xem
Giơ hai ngón tay thành hình chữ V, nhúng một ngón tay vào nước , để một ngón tay khô. Khi thổi vào hai ngón tay ta sẽ có cảm giác hai ngón tay không mát như nhau. Ngón nào mát hơn? Vì sao?
đã hỏi 5 tháng 5, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi Trần Nguyễn Khả Hân Thạc sĩ (8.4k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 165 lượt xem
Nếu một hình chữ nhật có chiều dài tăng lên 20%, chiều rộng giảm đi 20% thì diện tích của hình chữ nhật tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm? Cho vd.
đã hỏi 23 tháng 4, 2019 trong Toán tiểu học bởi NamikazeMinato Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 243 lượt xem
1.Quy ước vẽ ren ngoài, ren trong. 2.Em hãy kể tên các hình chiếu và cho biết các hình chiếu mối quan hệ như thế nào? giúp me!!
đã hỏi 5 tháng 1, 2021 trong Công nghệ lớp 8 bởi phongnguyendz Học sinh (253 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 618 lượt xem
Cần gấp! Biết câu nào làm câu đó nhé!
đã hỏi 21 tháng 4, 2018 trong Khác bởi tien7749 Thạc sĩ (7.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 150 lượt xem
Câu 9: Biện pháp chăm sóc cây trồng , cách thu hoạch cây trồng bằng các phương pháp bảo quản nào? Câu 10: Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. ~ Dora-Dora ~
đã hỏi 4 tháng 12, 2019 trong Công nghệ lớp 7 bởi Dora-Taihoa- Thần đồng (856 điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...