Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
5.0k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyen2k5 Cử nhân (1.5k điểm)
Nhà thơ xuân Diệu cho rằng"thơ hay là hay cả hồn lẫn xác,hay cả bài" Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bà "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

2 Trả lời

0 phiếu
bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi nguyen2k5
 
Hay nhất

Mình lập dàn ý thôi  nhé 

1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng
tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài
thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 2. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
2. Phân tích, chứng minh
a. Về nội dung
- Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên, đất nước.
+ Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranhxuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi3vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đónnhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọt…tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở
nên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy.
+ Từ mùa xuân của thiên nhiê n, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách rời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đất nước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nứccủa người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anhhùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng nhưnhững vì sao trong hành trình đi đến tương lai rự c rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng. + Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bônghoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muônđiệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớnlao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Một mùa xuân…tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. + Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước.
b. Về hình thức
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí , chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặ t chẽ, lô gích, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuâncủa đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Hình ảnh thơ: Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnh
giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).4
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như câu nói
tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sử dụng
nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhân
xưng: “tôi – ta”…
- Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu
có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầm
lắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.
3. Đánh giá, nâng cao
- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành lẽ
sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nhỏ ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

0 phiếu
bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)

Giải thích:

“Hồn” của thơ là nội dung, cảm xúc, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm. “Xác” của thơ lại chính là hình thức nghệ thuật. Theo nhà thơ Xuân Diệu: Một bài thơ hay phải có giá trị về nội dung tư tưởng, đi từ cảm xúc của nhà thơ rồi chạm đến trái tim bạn đọc; đồng thơi nội dung tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo.

Bàn luận – Chứng minh:

Sang thu là bài thơ có bình thức nghệ thuật độc đáo: Nhà thơ chọn thể thơ tự do năm chữ, vần nhịp phù hợp với giọng điệu tâm tình. Mỗi dòng thơ tựa như một cánh hoa dịu dàng, e ấp bung nở giữa trời thu mênh mang để rồi quyến rũ người đọc lần theo từng câu thơ. Thi liệu, ngôn ngữ thơ được chọn lựa, chắt lọc tinh tế với những từ ngữ, những hình ảnh giản dị, gần gũi với chốn quê mà gợi nhiều cảm xúc: hương ổi, sương thu, dòng sông, cánh chim… gợi được sự liên tưởng nhiều chiều nơi bạn đọc. Dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà thơ Hữu Thỉnh thể hiện trong từng dòng thơ: hồn thơ nhẹ nhàng, tứ thơ sâu sắc, chiều sâu triết lí.

Cái hồn của Sang thu đem đến cho người đọc những rung cảm nhẹ nhàng trước vẻ đep thiên nhiên trong phút giao mùa: Khoảnh khắc không gian giao mùa từ hạ sang thu được gợi tả khẽ khàng. Người đọc cùng đồng điệu với cảm xúc của tác giả: bâng khuâng ngỡ ngàng trước tín hiệu thu sang, say sưa ngây ngất trước đất tròi vào thu, suy tư về cuộc đòi và con người. Hơn thế, bài thơ gửi gắm triết lí về cuộc đời sâu sắc, cảm động: Hãy sống và trải nghiệm, ta sẽ vững vàng hơn trước những biến cố của cuộc đời.

Cả bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, “hay cả bài”. Hình thức và nội dung của bài thơ có sự hài hòa, hai yếu tố này nâng đỡ nhau khiến toàn bài thơ có vẻ đẹp trọn vẹn. Nói như nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một bài thơ như thế.

Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:

Để có được bài thơ “hay cả hồn lẫn xác”, người nghệ sĩ phải lao động sáng tạo không ngừng và phải có cái tâm trong sáng tác nghệ thuật. Hữu Thỉnh là nhà thơ tài hoa và nhân cách đáng trân trọng.

Từ sự trải nghiệm bài thơ Sang thu, chúng ta nhận ra rằng để có được một bài thơ hay dâng cho đời, người nghệ sĩ không chỉ có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, biết lắng nghe mọi biến chuyển khẽ khàng của thiên nhiên mà còn phải cần mẫn thâm canh trên cánh đồng chữ nghĩa để dâng cho đời những hông hoa nghệ thuật.

Các câu hỏi liên quan

+3 phiếu
0 câu trả lời 1.2k lượt xem
Có ý kiến cho rằng Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác( Xuân Diệu). Em hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Bánh trôi nước
đã hỏi 5 tháng 8, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi jimmydangyeu2006 Học sinh (178 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 282 lượt xem
Phân tích bài "Thơ Duyên" của Xuân Diệu để làm rõ hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn".
đã hỏi 12 tháng 12, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
  • cần-gấp-nha-mọi-người
  • ôn-tập-kiểm-tra-1-tiết
0 phiếu
2 câu trả lời 369 lượt xem
Phân tích và liên kết sự cách tân trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu và các bài thơ về mùa thu mà em biết
đã hỏi 21 tháng 12, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 761 lượt xem
Phân tích 16 câu thơ giữa bài "Vội vàng" để làm rõ cảm nhận độc đáo của Xuân Diệu về thời gian. 
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 381 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.4k lượt xem
Cách bức tranh thiên nhiên lúc chuyển mùa trong bài thơ Sang thu. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ ... năng Đã vơi dân cơn mưa Sấm cũng bởi bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi - Thu 1977 (Ngữ văn 9, tập 2, tr: 70, NXB Giáo dục)
đã hỏi 4 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 497 lượt xem
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 378 lượt xem
Hãy phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải ?
đã hỏi 19 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 92 lượt xem
Kháng sinh diệt được cả virus lẫn vi khuẩn, đúng hay sai?
đã hỏi 7 tháng 5, 2020 trong Sinh học lớp 6 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...