Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
841 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi longhai20082007 Thần đồng (1.5k điểm)

6 câu thơ đầu diễn tả một cảnh màu hè đẹp đẽ , tràn đầy sức sống .
+Cảnh mùa hè đến được miêu ta rất sinh động
-Rộn rã âm thanh : Âm thanh tu hú , âm thanh tiếng ve
-Rực rỡ SẮc màu : màu vàng của bắp ,màu hồng của nắng
-Hương vị :Chín , ngọt
-Không gian cao rộng và sáo diều chao lượng tự do
Cần chú ý các từ chỉ vận động và thời gian (Đang chín , ngọt dần ) , sự mở rộng của không gian (Càng rộng , càng cao ), sự náo nức của cảnh vật (Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ) -> Một mùa hè tràn đầy sinh lực
Đọc đáo nhất là tất cả những cảm nhận ấy đều hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ trong âm thanh của tu hú .Những cảnh sắc đẹp đẽ của mùa hè cho ta thấy trí tưởng tượng hết sức phong phú của nhà thơ .Đó là mùa hè đẹp đẽ , là khung trời tự do đầy sức sống

_____________

 

Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè : Khi con tu hú gọi bầy... Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ?... Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường ngày khai giảng, một khúc nhạc ve ran khi vào hè đủ cho ta nhớ lại những ngày mực tím, áo trắng một thuở học trò náo nức đến trường.... Âm thanh ấy lại càng cồn cào, da diết biết bao khi nó đến với những người bị cách biệt với cuộc sống đồng loại : những chiến sĩ cách mạng bị giam trong tù. Ta hiểu vì sao, chỉ một tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên đã làm hiện ra trong tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế : Lúa chiêm ..........từng không Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngô vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn...tranh vào tháng năm, tháng sáu :lúa đươ, trái ngọt, ngô rây vàng, ve , sân, xanh cao và sáo bay ...Từng hình ảnh, cảnh vật cứ lần lượt hiện ra với các nét quen thuộc, mang đúng đặc trưng của mùa hè nơi thôn dã. Bức tranh có màu xanh pha vàng của lúa đang chín, màu vàng dần, đỏ dần của trái cây đang chín, màu xanh đậm của vườn râm, màu vàng tười mới của bắp ngô, màu hồng rực rỡ của nắng, màu xanh vời vợi của bầu trời. Màu sắc tươi tắn rực rỡ, âm thanh lại sôi động bởitiếng tú hú rộn rã,tiếng ve râm ran trong vòm lá,tiếng sáo diều réo rắt từ không trung vọng xuống. Thoang thoảng đâu đây hương thơm của lúa đang chín, hương vị ngòn ngọt của trái cây. Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hoà với nhau trong một không gian thoáng đãng có chiều cao vời vợi của bầu trời, chiều dài rộng mênh mông mà êm ả của làng quê.bức tranh làng quê vào hè hiện lên thật sống động,thanh bình tự do mà cũng căng tràn sức sống. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trongthơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìnbằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng rộng rãi, mới quyến rũ biết bao ! Với niềm khao khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngoài. Vì vậy đây chỉ có thể là bức tranh của hoài niệm được gọi dậy trong lòng nhà thơ từ một tiếng chim tu hú gọi bầy. Hoài niệm sống dậy bao giờ cũng lung linh đẹp đẽ. Đó là nhờ sức mạnh của liên tưởng và tưởng tượng. Điều này chỉ có thể có được khi tâm hồn nhà thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Tố Hữu là một người như thế nên trong đoạn thơ này, ông đã đem đến cho ta một điều kì diệu : sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền trong các câuthơ.Đầu tiên làtiếng chim tu hú gọi mùa hè.Tiếng chim ấy đánh thức cả một mùa hè thôn dã sống dậy trong kí ức ông và chảy ra theo ngòi bút thơ, để cho câu chữ vẫy gọi nhau, hình ảnh nối tiếp nhau mà đan dệt thành bức tranh đồng nội đầy quyến rũ. Thực ra, không phải câu chữ, hình ảnh, mà chính là kí ức, hoài niệm gọi nhau theo một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ :tiếng chim gọi bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê. Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè. Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao rộng, và một bầu trời êm ả như thế ở làng quê thì không thể vắng bóng sáo diều bay lượn trên không. Từ một tiếng chim mà gợi nhớ đến bao điều, đến bao âm thanh vui tươi, bao sắc màu đẹp đẽ của làng quê, của cuộc sống bên ngoài nhà tù như đang lên hương ngây ngất trong lòng nhàthơ. Cuộc sống ấy được hồi tưởng lại đẹp bao nhiêu thì cũng có nghĩa là ông đang khao khát nó bấy nhiêu- và ta hiểu đây là niềm khao khát tự do của người ciến sĩ trẻ đang bị giam trong tù. Có phải vì thế mà đoạnthơ đã chốt lại, nhưng chính là để mở ra một không gian cao rộng, tự do : Trời xanh ................ nhào từng không. Hình ảnh « đôi con diều sáo lộn nhào từng không » thật thoải mái, tự do và tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn trong cái không gian cao rộng, tự do ấy.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 2.8k lượt xem
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu thơ sau: Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người
đã hỏi 10 tháng 7, 2018 trong Ngữ văn lớp 8 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 4.3k lượt xem
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.
đã hỏi 13 tháng 11, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
+1 thích
1 trả lời 402 lượt xem
Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: "Ôi l&ograve ... ;y Như dòng sông đỏ nặng phù sa." . (Theo chân Bác, Tố Hữu)
đã hỏi 29 tháng 7, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Baby
0 phiếu
2 câu trả lời 2.4k lượt xem
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau : 1 mặt người bằng 10 mặt của
đã hỏi 13 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nguyễn Phương Linh Cử nhân (2.9k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 5.1k lượt xem
Viết đoạn văn (5 -> 7 câu) có sử dụng 2 câu ghép, chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. Chủ đề tự chọn
đã hỏi 29 tháng 11, 2018 trong Ngữ văn lớp 8 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 606 lượt xem
Phần I. Đọc - hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu ... về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên?
đã hỏi 3 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+4 phiếu
1 trả lời 705 lượt xem
Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ sau: ” Người nắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”                                                       (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
đã hỏi 17 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 995 lượt xem
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...