Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
124 lượt xem
trong Toán lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)

Học để làm gì?


3 Trả lời

+1 thích
bởi minhtiendailqa4a3324 Thạc sĩ (5.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi _NoProblems_
 
Hay nhất

Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt giai đoạn vận động, phát triển của con người. Tuy nhiên, để học tập có hiệu quả, chúng ta cần xác lập những mục tiêu học tập đúng đắn, nhưng không phải ai cũng nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc học. Vậy, trong cuộc sống của con người, chúng ta "Học để làm gì?"

Học là thao tác vận dụng tư duy để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của con người. Đây là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của chúng ta và đem đến rất nhiều tác dụng, ý nghĩa to lớn. Trước hết, chúng ta có thể khẳng định mục đích đầu tiên của việc học là để làm người. Lúc cất tiếng khóc chào đời, con người hoàn toàn không có những hiểu biết và tri nhận về cuộc sống xung quanh. Trải qua quá trình "Học ăn, học nói, học gói, học mở", con người dần hoàn thiện những kiến thức để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, học còn là nhân tố quyết định sẽ sống xứng đáng với hai chữ "con người" và tránh được những điều xấu xa, ích kỉ của phần "con".

Tiếp theo, học tập là phương thức duy nhất để con người đặt chân vào thế giới tri thức vốn vô cùng bao la, rộng lớn như đại dương. Hay nói cách khác, học là để có được kiến thức. Chúng ta không thể nắm bắt và làm chủ tri thức nếu không trải qua quá trình học hỏi, tư duy.

Học còn là con đường để con người phát triển bản thân. Chỉ khi tích cực học hỏi, con người mới có thể tích lũy những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng cho bản thân để hoàn thiện bản thân và khẳng định ý nghĩa tồn tại của chính mình. Chỉ khi có tri thức, chúng ta mới nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Chẳng hạn như những nhà khoa học, bác học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo. Những phát minh của họ có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của xã hội.

Như vậy, học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có những cá nhân coi thường và không chuyên tâm vào học hành và chỉ tập trung vào những trò chơi tiêu khiển. Hoặc có không ít bạn trẻ học theo quan điểm đối phó, lựa chọn phương pháp học tủ, học vẹt với mục đích trước mắt là vượt qua các kì thi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thành tích trong học tập và gian lận trong thi cử. Thời gian gần đây, sự việc nâng điểm thi một cách trắng trợn tại kì thi THPT Quốc gia năm 2017 được phanh phui đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Những thí sinh không đủ trình độ, năng lực bỗng nhiên trở thành những thủ khoa, á khoa của những trường Đại học thuộc "top" đầu. Để rồi khi sự việc được phanh phui, các em buộc phải thôi học. Đây rõ ràng là một tình trạng đáng báo động và cần bị lên án, phê phán trong môi trường giáo dục.

Để đạt đến những giá trị và ý nghĩa mà việc học mang lại, con người cần tìm ra những phương pháp học tập đúng đắn. Chỉ khi tìm được phương pháp phù hợp, chúng ta mới có được động cơ, hứng thú để học tập hiệu quả và không nhàm chán. Đồng thời, xác lập những mục đích học tập tích cực và không ngừng nỗ lực, cố gắng, kiên trì trên con đường học vấn đầy rẫy những cam go, thử thách để chinh phục tri thức. Bởi học luôn là một quá trình diễn ra xuyên suốt và không ngừng nghỉ, không gián đoạn, giống như nhà bác học Đác-uyn từng nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học", hay như Lê-nin khẳng định "Học, học nữa, học mãi".

0 phiếu
bởi manh.s116973557 Cử nhân (4.3k điểm)

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.

“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức. 

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.

“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti,rụt rè

 
0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Trọng tâm của giáo dục là việc học, chứ không phải là việc dạy hay nội dung chương trình. Vì thế, mọi hoạt động của giáo dục theo tôi đều phải xoay quanh việc học.

Với việc học, có ba câu hỏi tối quan trọng cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào” và “Học để làm gì?”. Trong số ba câu hỏi này theo tôi, “Học để làm gì?” là quan trọng nhất, vì nếu trả lời được câu hỏi này thì hai câu còn lại sẽ tự động có đáp án.

Hệ thống giáo dục hiện thời đang đặt trọng tâm vào “Học cái gì?”, vì thế sách giáo khoa sẽ chiếm vị trí là trung tâm. Đó là lý do vì sao những cuộc cải cách giáo dục trong suốt mấy chục năm qua chỉ loay hoay vào sách giáo khoa. Ngay cả đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai cũng tập trung vào sách giáo khoa với lượng kinh phí lớn.

Sách giáo khoa là chân lý. Ông thầy với cuốn sách giáo khoa trong tay chính là hiện thân của chân lý. Học sinh sẽ không được nói những điều khác sách, không được phản biện, chất vấn thầy cô. Việc học sẽ tiến hành theo kiểu đọc - chép, học thuộc, luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài, theo mẫu hoặc sách tham khảo.

Việc lấy “Học cái gì?” làm trọng tâm cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là học để thi vì đó là cách dễ nhất để kiểm tra xem học sinh đã học được cái gì. Mà khi đã học để thi thì bệnh thành tích cũng là hệ quả hiển nhiên, không cách nào khắc phục được.

“Học cái gì?” và “Học để thi” cũng là cách tốt nhất để thể hiện quyền uy của người thầy, vì chỉ cần kiểm tra học sinh xem có thuộc như sách hay không là nắm trọn quyền sinh, quyền sát trong tay. Đây là cách tiếp cận yêu thích của các nhà quản lý vì dễ dàng kiểm soát. Chỉ cần nắm chặt sách giáo khoa là kiểm soát được cả hệ thống.

Muốn thoát khỏi cách tiếp cận này thì hệ thống giáo dục cần phải thay đổi từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và lý tưởng nhất là chuyển hẳn sang “Học để làm gì?”.

Càng lên cao thì “Học để làm gì?” càng trở nên quan trọng. Với bậc đại học thì “Học để làm gì?” là câu hỏi chủ chốt mà mỗi sinh viên, và rộng hơn là nhà trường, cần phải trả lời. Với một cá nhân, muốn việc học có hiệu quả thì phải trả lời bằng được câu hỏi “Học để làm gì?”. Với một hệ thống giáo dục, muốn cải cách thành công thì câu hỏi này cũng phải được bàn thảo một cách thấu đáo.

Vậy nên, trong hơn một năm qua, tôi thường làm các khảo sát bỏ túi xung quanh câu hỏi “Học để làm gì?” với những bạn học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh mà tôi gặp. Câu trả lời thường rơi vào các nhóm như sau: Học để thi; học vì bố mẹ bảo học; học vì không biết làm gì khác; học mà không biết học để làm gì; học vì tất cả mọi người đều như vậy; học như một quán tính, hết cấp 1 thì lên cấp 2, lên cấp 3, rồi vào đại học.

Khoảng 80% học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, khoảng 50% sinh viên trả lời: học để kiếm tiền hoặc học để sau này có công ăn việc làm. Khoảng 40-50% sinh viên đại học và khoảng 20-25% học sinh phổ thông trung học nói rằng: học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình.

Khoảng 80-90% bậc phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi trả lời: học để mở mang hiểu biết hoặc học để có địa vị trong xã hội.

Câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm tỷ lên khoảng 5-10%, tùy theo nhóm là học để tự hoàn thiện mình. Với một số người có tuổi, hoặc giáo viên, thì có thêm câu trả lời: Học để làm người.

Như vậy có thể thấy, phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, để có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là học mà không có bất cứ mục tiêu nào.

Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến >95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.

Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý. Trung bình một người đang đọc bài viết này chắc hẳn đã đầu tư khoảng 10-20 năm để đi học. Một đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc như vậy mà mục đích lại không rõ ràng thì thật là kỳ lạ.

Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: Học để làm gì?

Xét rộng hơn cho cả hệ thống thì kết luận cũng tương tự. Khi câu hỏi “Học để làm gì?” không được trả lời thì tính hướng đích của hệ thống sẽ không rõ ràng. Hoạt động của hệ thống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Cải tiến, cải lùi, rồi lại cải tiến, rồi chạy lại vòng vòng, như mấy chục năm qua, là kết quả có thể dự đoán trước.

Trong mớ bòng bong đó, rất may, UNESCO đã đưa ra câu trả lời giúp chúng ta nhân dịp bước sang thiên niên kỷ mới, rằng: Học để biết, Học để làm, Học khẳng định mình và Học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Đây là một nhận định sáng suốt của UNESCO và cần được phổ biến. Nhưng đây không phải là câu trả lời duy nhất.

Trong số các câu trả lời mà tôi nhận được thì cá nhân tôi cho rằng, học để làm người là một nhận định xác đáng và sẽ vẫn còn chỗ đứng trong giáo dục. Vấn đề là người như thế nào?

Điều đó cho thấy câu trả lời này có nội hàm mập mờ, thậm chí hàm chứa cạm bẫy áp đặt quan niệm, nên cần làm rõ. Chẳng hạn, chỉ cần dấn thêm một bước bằng câu hỏi người là gì, hay làm người theo tiêu chí nào, thì câu trả lời này sẽ rơi vào thế bế tắc hoặc hỗn loạn vì có quá nhiều đáp án. Do đó, học để làm người thoạt nghe tưởng là chân lý, nhưng lại chứa rất nhiều nội dung không rõ ràng, hoặc bị áp đặt sai lệch, nên cần phải bàn thảo để làm rõ.

Vậy theo bạn, trong ba câu hỏi của việc học, thì đâu là câu hỏi quan trọng nhất? Bạn đã từng đặt câu hỏi “Học để làm gì?” chưa? Nếu có thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn hiểu thế nào về học để làm người?

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
3 câu trả lời 120 lượt xem
Đề: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Toán lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 15 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 36 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 42 lượt xem
Em hãy viết một bài văn nghị luận về ý kiến: Tri thức là sức mạnh.
đã hỏi 6 tháng 12, 2023 trong Ngữ văn lớp 7 bởi postfirst Cử nhân (3.6k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 129 lượt xem
Lưu ý: Không copy giống mạng
đã hỏi 31 tháng 10, 2023 trong Ngữ văn lớp 12 bởi hieutgz335942 Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 406 lượt xem
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của 1 truyện cổ tích mà em yêu thích 
đã hỏi 21 tháng 9, 2023 trong Ngữ văn lớp 10 bởi NGUYENHOANGLONG Học sinh (444 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 152 lượt xem
đã hỏi 26 tháng 6, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vongochuy Cử nhân (2.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 103 lượt xem
đã hỏi 26 tháng 6, 2023 trong Ngữ văn lớp 10 bởi vongochuy Cử nhân (2.2k điểm)
+1 thích
1 trả lời 36 lượt xem
Hãy trình bày suy nghĩ , quan niệm của em về truyền thống Tôn sư trọng đaọ .
đã hỏi 19 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 166 lượt xem
Hãy nêu phưong pháp phân tích 1 trích đoạn trong 1 tác phầm truyện 
đã hỏi 18 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...