Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
811 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)

3 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất
“Có một bài ca không bao giờ quên...”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Vậy là tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những con người anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc đứng lên. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Nhắc đến Chính Hữu là nhắc đến ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong thời kì kháng chiến chống Pháp, một nhà thơ gắn liền với phong cách bình dị, mộc mạc. Hạ bút viết “Đồng chí” vào mùa xuân năm 1948 sau khi cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu – Đông năm 1947), Chính Hữu đã khiến cho tác phẩm trở thành một bản hùng ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954. Bài thơ tôn vinh tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !”

Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. “Anh” và “tôi”, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Họ đều là những người xuất thân từ những nơi “nước mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Những hình ảnh gợi ra những ruộng đồng không nặng phù sa mà lại nhiễm mặn, khó có thể cày cấy, khiến người nông dân luôn cực khổ, nhọc nhằn. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ lau, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

“Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !”

Không phân biệt xuất thân, lai lịch, chỉ cần mang chung một lí tưởng vĩ đại vì màu cờ sắc áo, họ từ “xa lạ” đã trở thành “quen nhau”. Họ đến với cách mạng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời, vì lí tưởng: “Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào. Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !”

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp cấu trúc tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Một hình ảnh rất đẹp, rất đỗi hào hùng “súng bên súng” mà cũng rất đỗi nên thơ “đầu sát bên đầu”. Ở đây là sự gắn kết keo sơn giữa những con người cùng mang trên mình những trọng trách thiêng liêng đối với Tổ quốc. Đẹp hơn hết còn là hình ảnh “rét chung chăn”, tuy thiếu thốn vật chất nhưng họ không hề thiếu tinh thần và tình cảm. Họ chia nhau từng mảnh chăn nhỏ để cứu rét, để sưởi ấm cho nhau. Để rồi từ xa lạ họ đã trở thành “tri kỉ”, “đồng chí”. Những người tri kỉ có cùng khát vọng nối liền dải hình non sông gấm vóc, có cùng ước mơ xóa mờ đi nỗi đau áp bức của chiến tranh. Câu thơ chỉ có hai tiếng “Đồng chí!” nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người, phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Khép lại đoạn thơ như khép lại những thăng trầm đã qua của thời kì kháng chiến hào hùng. Với một ngòi bút tài hoa, giàu chất lãng mạn, giàu chất nhạc, chất họa với hình ảnh thơ sống động, độc đáo, từ ngữ mộc mạc, giọng thơ gần gũi, Chính Hữu ca ngợi những con người gặp nhau trên cùng một con đường mang tên cách mạng, tôn vinh tình đồng chí được thắt chặt bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Hơn hết, còn là sự vĩnh viễn hóa, bất tử hóa những con người đã góp công khiến cho nước Việt Nam ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
“Đồng chí” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng rất thực của Chính Hữu, là một tượng đài bất tử về hình tượng người lính. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của Chính Hữu đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian càng sáng, càng đẹp. Và “Đồng chí” là một minh chứng rõ nét cho điều đó, chiến tranh đã đi qua, đau thương cũng đã khép lại nhưng công lao cao cả của những ngươi chiến sĩ cách mạng vẫn được lưu truyền ngàn đời qua bài thơ này mặc cho gió bụi thời gian. Hơn hết, thi phẩm như lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã đổ máu cho màu đỏ tươi của quốc kì được bay phấp phới trên bầu trời tự do, những người mà:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”
0 phiếu
bởi botrf22501 Học sinh (299 điểm)
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. “Anh và tôi”, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Họ đến với cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lý tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.
0 phiếu
bởi khanhhuyendo Thần đồng (1.5k điểm)

- Cơ sở hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ chung hoàn cảnh xuất thân của người lính.

" Quê hương anh nước mặn đồng chua

  Làng tôi nghèo đất cày lên sởi đá "

-> qua câu thành ngữ gợi nên cho ta hình ảnh những vùng quên nghèo 

-> những người chiến sĩ cùng chung cảnh ngộ xuất thân, giai cấp những người nông dân nghèo.

- Ngoài cùng chung cảnh ngộ xuất thân tình đồng chí còn đến từ cùng chung lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc và gặp nhau trong hàng ngũ cách mạng rồi dần quen nhau.

" Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"

- Tình đồn chí nảy sinh từ sự sát cánh bên nhau chùng mang trong mình suy nghĩ bảo vệ tổ quốc.

" Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

- Tình đồng chí ngày càng nảy nở bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ gian lao cùng nhau để trở thành tình tri kỉ, những người bạn chí cốt

" Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

-> hình ảnh thơ giản dị, cụ thể mà hàm súc gợi cảm. Bao nhiêu tình yêu thương trì mến đều được gửi gắm vào hình ảnh thơ.

" Đồng chí!" - Câu thơ đặc biệt  với hai tiếng và dấu chấm than tạo nốt nhấn, vang lên như sự phát hiện, lời khẳng định tình đồng chí là sự kết tinh cao đẹp của mọi tình cảm, tình gia cấp, bạn bè, tri kỉ. Đồng chí chính là tình cảm thiêng liêng cao quý. Đồng thời câu thơ trên cũng như bản lề gắn kết hai phần bài thơ với nhau.

 

 

 

Mình chỉ có thể giúp bạn phần dàn ý. Khi viết văn bạn có thể dựa vào phần dàn ý này và sáng tạo thêm. Chúc bạn học tốt !!!

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 156 lượt xem
Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu viết: "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo." Viết một đoạn văn Tổng - phân - hợp có độ dài 15 câu phân tích 3 câu thơ trên.  P/S: Có cả dàn ý càng tốt ạ.    
đã hỏi 16 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 454 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 379 lượt xem
Phân tích vẻ đẹp tuổi trẻ của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa. Từ đó liên hệ tới nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi.
đã hỏi 9 tháng 6, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 487 lượt xem
Phân tích bài thơ "Từ ấy" để làm rõ lí tưởng giác ngộ cách mạng của tác giả.
đã hỏi 13 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 348 lượt xem
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để thấy vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc.
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 11 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 828 lượt xem
Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về ... Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!
đã hỏi 18 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 431 lượt xem
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích: “Đầu lòng hai ả tố nga ...... Tường đông ong bướm đi về mặc ai” (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 317 lượt xem
Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện chiếc lược ngà của Quang Sáng để kể lại kỉ niệm được gặp cha sau tám năm xa cách
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
+3 phiếu
1 trả lời 1.4k lượt xem
Hãy cho biết cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều phương diện khác nhau về một đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như nào? Phân tích khổ thơ cuối bài thơ "Đất nước" để làm rõ nhận định trên.
đã hỏi 20 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    315 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    138 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...