Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
183 lượt xem
trong Tiếng Anh lớp 10 bởi
Phân tích đoạn thứ hai bài "Bình ngô đại cáo" để chứng tỏ đây là một bản cáo trạng đanh thép của Nguyễn Trãi về tội ác của quân giặc.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Trãi (1380-1442), vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là một con người tài năng, “tấm lòng sáng tựa sao Khuê” nhưng lại có một cuộc đởi đầy trắc trở với nỗi oan Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi chẳng những là mưu sĩ với thần cơ diệu toán của khởi nghĩa Lam Sơn, đã để lại di sản phong phú về các mặt chính trị, quân sự, mà còn khẳng định tài năng của mình qua sự nghiệp văn chương đồ sộ. Có thể nói, trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học chữ Hán và cả chữ Nôm, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam đã thổi bùng lên tinh thần yêu nước vốn đã thấm nhuần trong tư tưởng truyền thống 

 “Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa

Nặng nề những nỗi phu phen

Tan tác cả nghề canh cửi

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !

Lẽ nào trời đất dung tha?

Ai bảo thần dân chịu được

"Bình Ngô đại cáo" trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427 thừa lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô đại cáo" nhằm tuyên bố cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải rút khỏi nước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. Với tư cách văn bản quan phương Bình Ngô đại cáo mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư chứ không chỉ vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắc của một bề tôi. Theo viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học cổ- “là để phục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặt chẽ”, cũng như các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại - nên từ khi ra đời, "Bình Ngô đại cáo" không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn là một kiệt tác văn chương.

Mở đầu "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lý chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai giá trị tư tưởng và nội dung của tác phẩm

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào : nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo’ để đấu tranh cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam.

Cảm hứng về chính nghĩa tất yếu sẽ dẫn tới cảm hứng căm thù kẻ xâm lược, vì chúng là phi nghĩa và tàn bạo. Với lòng uất huận sôi trào, chỉ bằng mười hai cặp tứ lục gồm 24 câu, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại thảm cảnh của dân tộc Đại Việt dưới ách đô hộ của giặc Minh. Cả đất nước nơi nào thịt da cũng như rướm máu, chỗ nào cũng vang lên tiếng thét căm giận, oán than khi mà Minh triều ráo riết thực hiện biết bao chính sách, biện pháp với những thủ đoạn tinh vi, trắng trợn nhằm xóa bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, hòng chiếm đóng vĩnh viễn Đại Việt.. Từ những chi tiết cụ thể và nhận định khái quát đó, Nguyễn Trãi đã viết nên một bản cáo trạng đanh thép kết tội bọn bán nước và quân cướp nước theo trình tự vô cùng hợp lý : vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Trước hết, đứng trên lập trường dân tộc, Nguyễn Trãi đã tố cáo âm mưu xâm lược thâm độc, quỷ quyệt của giặc Minh:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán giận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh
Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, và những cải cách của Hồ Quí Li lúc đó về chủ trương mà nói là có tiến bộ nhưng chưa được toàn dân hiểu rõ, lại bị bọn cựu quí tộc nhà Trần phản ứng, xuyên tạc. Cho nên mới có hiện tượng “phiền hà”, mới có “oán hận”. Những hiện tượng ấy tạo điều kiện cho bọn phản động đang tâm bán nước cầu vinh. Sự thâm hiểm của “quân cuồng Minh” là ở chỗ chúng khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ các tập đoàn phong kiến.Thừa cơ lấy danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, mượn gió bẻ măng để thôn tính nước ta. Những từ như nhân, thừa cơ đã góp phần phơi bày luận điệu bịp bợm, giả nhân giả nghĩa của chúng.
Bởi đại họa này, những năm đau thương của đất nước bắt đầu
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Phải khẳng định rằng đây là tội ác "Bại nhân nghĩa nát cả đất trời". Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. "Con đỏ" với nghĩa đen là ‘con mới đẻ’, dùng để chỉ nhân dân, theo nghĩa nhà vua chân chính yêu dân như ‘con mới đẻ’. Với các động từ “nướng”, “vùi”, nghệ thuật đối hai hình tượng “ dân đen” –“ con đỏ”, ta như đang chứng kiến cảnh người dân đang quằn quại, đau đớn trong hành động diệt chủng mang tính tàn sát, dã man…Ngọn lửa như bùng lên nỗi căm giận ngút trời trong tiếng cười thú tính đầy thỏa mãn của giặc thù. Bởi thế, có thể nói “dân đen con đỏ” là những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội, là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi Đại Việt...
Hành động tàn bạo, phản nhân đạo của quân giặc không đơn thuần dừng lại ở đó, sử sách còn ghi lại bao tội ác chồng chất của bọn  giặc Minh trong suốt 1 thời gian dài : Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, muôn loài tuyệt diệt.. Qủa thật, tội ác của chúng không giấy bút nào tả xiết
“Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”.
Tác giả đã liệt kê ra 1 loạt tội ác của giặc Minh,chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta, mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má phu phen nặng nề,vơ vét sản vật quý hiếm,diệt sản xuất,sự sống,tàn sát dã man. Dân ta phải lâm vào cảnh khốn cùng, vào hố diệt vong:
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đưa vào núi đãi cát tìm vàng,khốn nổi rừng sâu nước độc
Đằng sau những hành động dã man,mưu mô xảo quyệt,là bộ mặt ghê tỏm lũ gian ác,lũ giặc phương bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt và trên cả tính mạng nhân dân ta.Tội ác của giặc minh đối với nhân dân ta,ko thể ghi hết tội,ko thể rửa hết mùi dơ bẩn,trời đất ko thể dung tha, người người đều căm hận. Qủa thực, chúng ta thấy hiện lên là hình ảnh người dân vô tội trong tình cảnh bi đát đến cùng cực qua thủ pháp điệp cấu trúc "người bị ép – kẻ bị đem". Ở nơi rừng thiêng, nước độc – lắm khi chưa hề có dấu chân người, vậy mà nay dân ta bị đày đến khai thác tìm vàng với bao cạm bẫy, bất trắc khó lường. Sẽ có người ra đi không hẹn ngày về để mãi mãi hát khúc ca ai oán não nùng mỗi khi chiều buông, để hồn mãi bơ vơ giá lạnh nơi xứ lạ, quê người. Còn những người bị “ép xuống biển dòng lưng mò ngọc” cũng phải đối diện với những hiểm nguy từ đại dương sâu mà giành giật sự sống trong từng phút giây để thấy có mấy ai ra đi mà toàn vẹn trở về. Vậy mà lòng tham của lũ giặc cũng không có giới hạn, chúng bắt dân ta:
Vét sản vật,bắt chim trả,chốn chốn lưới chăng
Nhiễu nhân dân,bẫy huơu đen,nơi nơi cạm đặt
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng
Chủ trương của lũ giặc phương Bắc đâu chỉ là bóc lột, vơ vét sản vật, mà còn là tiêu diệt con người, tiêu diệt cuộc sống ở chính đất nước ta. Chúng triệt đường sống của cả những người khốn khổ nhất trong xã hội (“nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng”), áp dụng thuế khóa nặng nề (“nặng thuế khóa sạch không đầm núi”), hủy diệt cả giống côn trùng cây cỏ”), tiêu diệt sản xuất, kìm hãm sự phát triển về kinh tế (“tan tác cả nghề canh cửi”). Vậy mới thấy, chúng không chỉ tham vàng bạc, châu báu, mà còn thêm cái tham của những con quỷ sống, một bầy dã thú đang khát máu, say mồi:
“Thằng há miệng,đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”
Để diễn tả tội ác chất chồng của giặc và cả nỗi căm hờn chất chứa của nhân dân ta, Nguyễn Trãi kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Bằng biện pháp phóng đại, Nguyễn Trãi đã chỉ rõ những điều bại hoại nhân nghĩa, luân lí mà giặc Minh đã làm với dân tộc ta qua hình tượng “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội” và “Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự dơ bẩn của kẻ thù). Qúa đỗi tàn bạo, giặc Minh đã thi hành những chính sách hết sức đê hèn và quỷ quyệt nhằm bẻ gãy ý chí dân tộc, tinh thần chiến đấu và âm mưu biến nước ta thành quận huyện, đồng hóa dân tộc ta thành người Hán và vĩnh viễn xóa sổ người Việt khỏi cõi trời đất. Dòng thơ đầy hình tượng ấy đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tội ác đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời do giặc Minh xâm lược gây ra. Dân tộc ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên hành động:
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Lời văn trong bản cáo trạng vừa hùng hồn, vừa thống thiết dùng để kết tội bọn giặc Minh bại hoại nhân nghĩa, trời bất dung, đất bất thứ. Khi thì uất hận trào sôi, khi thì cảm thương da diết; lúc muốn thét thật to, lúc nghẹn ngào, căm tức. Tất cả cùng một lúc diễn tả những cung bậc khác nhau qua ngòi bút sắc hơn ngọn giáo của Nguyễn Trãi ghi tạc vào sử sách.Vậy mới thấy, dù cho dòng chảy thời gian có trôi mãi vẫn không thể rửa được vết nhơ kia của bọn giặc: “Trăm năm bia đá thì mòn – Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.
Toàn bộ nội dung "Đại cáo bình Ngô" được triển khai trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa và chân lí vế chủ quyền độc lập của nước Đại Việt. Với hàng loạt biện pháp nghệ thuật được sử dụng như động từ mạnh, những từ ngữ gợi hình tượng, phép đối, câu cảm thán, câu hỏi tu từ, giọng văn đầy cảm xúc, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường dân tộc bênh vực cho quyền sống của người dân vô tội và tố cáo lên án tội ác chất chồng của giặc Minh. Vì thế đoạn văn có dáng dấp như một bản tuyên ngôn nhân quyền thời Trung đại bằng nghệ thuật chính luận chặt chẽ, đạt được mức cô đọng, hàm súc và cảm hứng trữ tình sâu sắc
Bằng tài năng siêu việt của nhà trí thức - người anh hùng chính luận kiệt xuất Nguyễn Trãi đã nêu lên bản cáo trạng tội ác quân Minh “Bình Ngô đại cáo”. Bởi thế có thể nói, “Bình Ngô đại cáo” chỉ một tác phẩm nhưng đã làm nên một thể loại trong văn học trung đại Việt Nam vì chính sự độc đáo và giá trị cổ điển của nó và tư tưởng nhân nghĩa “yên dân trừ bạo”. Mặt khác, tác phẩm không những tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến thực tiễn chính trị của đất nước trong những thời đại sau này.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 187 lượt xem
Phân tích đoạn mở đầu bài "Bình ngô đại cáo" để cho thấy Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
đã hỏi 3 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+2 phiếu
0 câu trả lời 93 lượt xem
từ ''Ta đây... Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều''. giúp mình nhé. Cảm Ơn
đã hỏi 27 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 303 lượt xem
Phân tích bài đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi để thấy Đại Cáo Bình Ngô xứng đáng là"Áng thiên cổ hùng văn"
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
  • zin_cute
0 phiếu
1 trả lời 116 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 406 lượt xem
Tư tưởng nhân nghĩa trong bài " Đại cáo bình Ngô"
đã hỏi 2 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi yangyangisthemost Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 145 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 1, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 677 lượt xem
Hãy cho biết : +Hoàn cảnh ra đời.................... +Nội dung................................. +Ý nghĩa.................................... Của bài "Bình Ngô Đại Cáo" Giúp mik nhé!!!!?
đã hỏi 23 tháng 1, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Despacitor Học sinh (172 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 190 lượt xem
đã hỏi 1 tháng 6, 2022 trong Ngữ văn lớp 8 bởi jjaltoon51049 Cử nhân (2.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 100 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 2, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 242 lượt xem
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...