Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
62 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi thuythanh1905207625 Thần đồng (924 điểm)
Cảm tưởng của em về một tấm gương không chịu thua số phận, vượt lên chính mình ở địa phương em

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)

Ngày xưa, quan niệm về sự an bài của số phận khá phổ biến trong xã hội. Dân gian cho rằng số phận mỗi người đều do “thiên định”. Giàu sang hay nghèo đói, thành công hay thất bại… không phải do cá nhân quyết định. Thuyết “thiên mệnh” ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người, cho nên trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du sau khi kể chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều, cũng đã phải kết luận bằng những câu thơ chua xót và cam chịu:

Cho hay muôn sự tại trời!
Trời kia đã bắt làm người có nhân.
Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm tiêu cực đó vẫn có những quan niệm tích cực, lành mạnh, phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động như: Đức năng thắng số, Có chí thì nên… Thực tế cho thấy không ít người bằng ý chí và nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận bất hạnh, trở thành gương sáng phấn đấu cho mọi người học tập.

Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú.

Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân.

Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục.

Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí, trên truyền hình khiến nhiều người xúc động và khâm phục. Anh Trường Sơn, nạn nhân của chất độc màu da cam có thân hình dị dạng, chỉ cao không đầy một mét vẫn trở thành sinh viên của hai trường cao đẳng và đại học. Bạn Trần Thị Thương, một nạn nhân chất độc màu da cam có chiều cao 50cm, ngày ngày phải nhờ mẹ hoặc bạn bế đi học, vậy mà vẫn học rất giỏi và nung nấu ước mơ trở thành một chuyên gia vi tính. Chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông, phải cưa cụt cả hai chân nhưng không gục ngã trước số phận rủi ro mà vẫn sống rất lạc quan, đem niềm vui đến cho những trẻ em khiếm thị bằng thư viện sách nói do chị sáng lập ra. Chị Trịnh Tiểu Hương từ một đứa trẻ bụi đời không biết cha mẹ là ai, suốt tuổi thơ và tuổi thiếu nữ phải sống lay lắt nơi gầm cầu, hè phố, trôi dạt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển để kiếm sống qua ngày… 

Xung quanh chúng ta còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương như thế. Chúng ta có thể học được những bài học thiết thực và bổ ích về ý chí, nghị lực, về khát vọng vươn lên mãnh liệt để chiến thắng số phận nghiệt ngã, chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, khẳng định giá trị của bản thân trong xã hội. 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 114 lượt xem
Trong những lần bùng phát dịch ở nước ta, có rất nhiều y bác sĩ đã hết mình cống hiến sức lực cho công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Viết bài cảm nhận của em về lí tưởng cao đẹp của ngành y trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
đã hỏi 8 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
  • viết-văn
  • khó
  • cảm-nhận
  • biểu-cảm
  • covid-19
+1 thích
2 câu trả lời 1.4k lượt xem
Tưởng tượng 20 năm sau, vào 1 ngày hè, em về thăm lại trường cũ... Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
đã hỏi 4 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 467 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 1.7k lượt xem
Hãy tưởng tượng em là bé Đản (trong truyện người con gái Nam Xương) năm 20 tuổi, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng ... ;c gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại buổi gặp gỡ ấy.
đã hỏi 16 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 514 lượt xem
Hãy viết cảm tưởng của mình về lịch sử nước ta như thế nào  
đã hỏi 11 tháng 2, 2018 trong Lịch sử tiểu học bởi phuong
0 phiếu
1 trả lời 598 lượt xem
Nội dung muốn nói cảm tưởng của mình về lịch sử nước ta như thế nào  
đã hỏi 11 tháng 2, 2018 trong Lịch sử tiểu học bởi phuong
0 phiếu
4 câu trả lời 15.9k lượt xem
E hãy viết 1 đoạn văn biểu cảm về mẹ ( tưởng tượng tình huống,hứa hẹn,mong ước )
đã hỏi 1 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nhii_nhii Học sinh (275 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 2.7k lượt xem
Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:     Năm ấy là năm đói mòn mỏi rồi trở về thực tại:     Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:    - Sớm ...  Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
đã hỏi 5 tháng 7, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 442 lượt xem
Hãy tưởng tượng bạn là 1 người chơi bời trong tương lai , hãy kể lại nỗi ân hận của bạn 
đã hỏi 18 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 9 bởi ♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫ Cử nhân (3.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 212 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...