Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
333 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi
Phân tích 2 khổ thơ sau: 

"Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

 

Không có kính, ừ thì ướt áo,

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi."

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc dưới mưa bom bão đạn khắc nghiệt từ quân đội Mĩ, khi hàng hàng lớp lớp thế hệ thanh niên ra đi xẻ dọc Trường Sơn cứu nước. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những con người anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc đứng lên. Nổi bật trong số đó phải kể đến “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, một hồn thơ giàu chất liệu hiện thực, giọng điệu ngang tàn, sôi nổi của trái tim trẻ yêu nước. Hạ bút viết “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – trích tập “Vầng trăng – Quầng lửa” vào giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhà thơ đã khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Đặc biệt là ở hai khổ thơ sau:

“Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

 

Không có kính, ừ thì ướt áo,

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi."

Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực dời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm

Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang,  vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.

Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Ta đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Nhưng ở đây, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến. Không chỉ dừng lại có thể, người chiến sĩ Trường Sơn còn phải đối mặt với bụi bặm, mưa rơi:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

 

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Đọc những vần thơ ta không khỏi ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, tâm thế tình nguyện hi sinh của những người lính kiên cường. Vì xe không kính mà họ phải chịu cảnh bụi bay vào người như “phun”, một động từ mạnh diễn tả mức độ dày đặc của bụi bay. Tất cả dồn dập ập vào người lính, khiến tóc họ trắng “như người già”. Nhưng với tinh thần lạc quan cao độ, họ không màng việc tắm rửa sạch sẽ, vẫn ngang nhiên “châm điếu thuốc” như một sự thưởng ngoạn, giải trí. Hơn hết, họ còn biến những gian lao, vất vả trở thành niềm vui chia sẻ với nhau khi nhìn nhau trong gương mặt lấm lem mà phá lên cười ha ha. Chính điều đó đã tự nói lên rằng thiếu thốn vật chất không hề đáng sợ, chỉ khi mất mát tinh thần mới là đáng sợ. Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Hết “bụi phun” rồi lại tới “mưa tuôn mưa xối”. Nếu như ở trên biện pháp so sánh “như người già” cho ta hình dung dễ dàng chân dung người lính thì ở đây biện pháp so sánh “như ngoài trời” một lần nữa xuất hiện khiến ta cảm nhận được hiện thực vất vả ra sao trên con đường tiến về miền Nam. Mặc dù ngồi trong xe nhưng lại không khác gì ngồi giữa “ngoài trời”. Áo thì ướt đẫm nhưng chỉ là chuyện nhỏ thôi, họ vẫn “chưa cần thay”, đợi lái qua trăm cây số nữa gió lùa áo sẽ “mau khô thôi”. Nghệ thuật dùng từ của tác giả đã biến khó khăn trở nên nhẹ nhàng hơn cả, ta biết rằng nếu dầm mưa và bị gió thổi khô thì sẽ hết sức lạnh, nhưng người lính ở đây đón nhận nó như một điều hiển nhiên, không kêu ca, không oán trách. Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai.
Khép lại đoạn thơ như khép lại những thăng trầm đã qua của thời kì kháng chiến hào hùng. Với một ngòi bút tài hoa, giàu chất hiện thực, giàu chất nhạc, chất họa với hình ảnh thơ sống động, độc đáo, từ ngữ mộc mạc, giọng thơ hào hùng, Phạm Tiến Duật ca ngợi những lính lái xe cùng nhau trên cùng một con đường mang tên cách mạng, tôn vinh tình đồng chí được thắt chặt bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Hơn hết, còn là sự vĩnh viễn hóa, bất tử hóa những con người đã góp công khiến cho nước Việt Nam ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
“Bài thơ về tiểu đối xe không kính” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng rất thực của Phạm Tiến Duật, là một tượng đài bất tử về hình tượng người lính. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của nhà thơ đối với những người chiến sĩ cách mạng, đối với đất nước của mình. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian càng sáng, càng đẹp. Và thi phẩm tuyệt bút này là một minh chứng rõ nét cho điều đó, chiến tranh đã đi qua, đau thương cũng đã khép lại nhưng công lao cao cả của những người lính vẫn được lưu truyền ngàn đời qua bài thơ này mặc cho gió bụi thời gian. Hơn hết, đây còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã đổ máu cho màu đỏ tươi của quốc kì được bay phấp phới trên bầu trời tự do, những người mà:
“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 224 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ: "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.   Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm."
đã hỏi 19 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi quyettamdautuyensinh10
0 phiếu
1 trả lời 306 lượt xem
Phân tích hình ảnh người lính trong 2 đoạn thơ sau của tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Đ ... ;t, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9 tập 1)
đã hỏi 30 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 604 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 496 lượt xem
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 453 lượt xem
Phân tích khổ thơ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được mùa xuân của sản xuất và lao động.  
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 296 lượt xem
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi đã thấy được vẻ đẹp tuổi trẻ của thế hệ trước.
đã hỏi 11 tháng 6, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 1.0k lượt xem
Quan niệm của cụ Nguyễn Du về mẫu anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua 14 câu thơ cuối bài "Chí khí anh hùng".
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 439 lượt xem
Cảm hứng đất nước trong đoạn thơ "Đất Nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi.
đã hỏi 29 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 761 lượt xem
Phân tích 16 câu thơ giữa bài "Vội vàng" để làm rõ cảm nhận độc đáo của Xuân Diệu về thời gian. 
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...