Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
362 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi
Em hãy phân tích bài thơ "Nói với con"

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Con cựa mình êm ả

Thôi ngủ nữa đi con!

Cái trăng cao chưa tròn

Tay bố vòng hơi thở

Cho con liền giấc ngon!”

(“Hai bàn tay em” – Huy Cận)

Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng thường được đề cập trong thơ ca, tình cảm cha con cũng là một tình cảm sâu sắc được nhiều thi sĩ chắp bút viết thành thơ. Một trong số đó không thể không kể đến Y Phương – một nhà thơ dân tộc với ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi cùng bài thơ “Nói với con” của mình. Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, khi đất nước mới thống nhất và đang trong giai đoạn đổi mới. Từ hiện thực ấy, nhà thơ sáng tác bài thơ như một lời tâm sự, nhắc nhở con cái, thế hệ sau này.

“Chân phải bước tới cha

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con!”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một gia đình có đầy đủ ba, mẹ, con cái đang cùng nhau vui đùa thật hạnh phúc:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước chạm tiếng cười”

Chỉ bốn câu thơ mà Y Phương đã vẽ nên một bức tranh gia đình thật đẹp. Trong bức tranh ấy, có hình ảnh của bậc làm cha, làm mẹ dõi theo từng bước đi bập bẹ của đứa con thơ. Việc tập đi, tập nói, tập cười là những sự kiện lớn của một đứa trẻ, và ở giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời ấy, đứa trẻ luôn có sự đồng hành của ba mẹ kề bên. Từ đó mới thấy, gia đình chính là cái nôi phát triển của mỗi con người. Và sự phát triển của mỗi người không chỉ tạo niềm vui cho mẹ mà còn là sự thổn thức của người cha. Điều đó cũng được nhà thơ Huy Cận từng đề cập tới trong bài thơ của mình:

“Được tin con tập đi

Cha mừng không ngủ được

Cha nằm đêm thầm thì

Từng tiễn chân con bước”

Cha mẹ càng yêu thương con sẽ càng yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rốn của con, vì thế mà tình yêu quê hương của nhà thơ đã bộc ra thành lời thơ:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”

Nhà thơ không chỉ yêu mà còn “yêu lắm” những người dân đồng mình. “Lắm” là một phó từ chỉ mức độ cao, rất nhiều. Vì vậy mà có thể nói tình yêu của nhà thơ dành cho cội nguồn quê hương là rất sâu đậm. Ông yêu từng công việc, hành động mà người đồng mình làm. Trong khi “đan lờ” họ cài thêm vào nan hoa, trong khi làm nhà họ “ken câu hát”, những công việc cực nhọc nhưng luôn được đi cùng sự lãng mạn, tươi vui. Chính sự lạc quan, yêu đời đó đã khiến con người thêm vui và bớt phần khổ cực.

Quê hương không chỉ đẹp bởi nét đẹp lao động của người dân mà còn đẹp bởi đây là cội nguồn hạnh phúc của cha mẹ:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Chính quê hương đã cho cha mẹ một cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Nơi đây đã nuôi dưỡng tình yêu của đôi lứa để rồi họ cưới nhau, quyết định cùng nhau đi hết cuộc đời bằng một đám cưới ấm áp, hạnh phúc. Trong ngày cưới cả thiên nhiên và con người đều ủng hộ cha mẹ, đều yêu thương cha mẹ để họ vững tin bước cùng nhau. Rừng thì cho hoa, con đường thì cho những tấm lòng, những điều đơn giản nhưng lại hết sức đáng yêu, lãng mạn. Để rồi trong lòng cha mẹ, ngày cưới chính là “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”, một ngày mà họ không thể nào quên được.

“Người đồng mình” không chỉ tình nghĩa, lãng mạn, tài hoa mà còn có biết bao phẩm chất tốt đẹp khác, đáng quý nhất là sự vượt lên trong cuộc sống:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”

Nếu như ở câu thơ trước, tác giả sử dụng chữ “yêu” thì tới đây mạch cảm xúc bài thơ đã được đẩy lên cao hơn bởi chữ “thương”. “Thương” là một cung bậc cảm xúc cao cả hơn cả “yêu”, đó không chỉ là tình yêu đơn thuần mà giống như là tình thương giữa những người thân máu mủ ruột thịt trong gia đình. Nhà thơ “thương người đồng mình” bởi sự kiên cường của họ. “Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn” như hai câu thơ phát triển thuận cùng nhau. Nỗi buồn càng lớn thì ý chí càng nhiều. Nỗi buồn không chỉ đơn giản mà được đo bởi chiều “cao” của trời, ý chí không phải tầm thường mà được đo bởi chiều “xa” của đất, điều đó chứng tỏ “người đồng mình” có một ý chí được hun đúc mạnh mẽ, vượt lên trên mọi gian khó. Từ phẩm chất tốt đẹp của người dân quê hương, Y Phương đã dẫn tới lời khuyên dạy dành cho con về một lối sống cao đẹp:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Đây có lẽ là những câu thơ hay nhất trong bài thơ vì nó nói lên một lối sống cao đẹp của “người đồng mình” mà thi sĩ muốn con mình hướng tới. Điệp ngữ “sống” được lặp lại ba lần như nhấn mạnh tâm thế sống mà một người cha mong con có thể làm được. Tác giả muốn nhắc nhở con phải biết yêu thương mảnh đất mà mình đã được sinh ra, chứ không phải chê bai nó bởi sự gian khó, nghèo khổ. Dẫu quê hương có giàu sang hay nghèo đói thì vẫn là nơi đã sinh ra mình, ta không được chê trách. Thay vì trách móc sao mình lại sinh ra ở nơi thiếu thốn vật chất như thế thì phải giữ một thái độ mạnh mẽ, sống phấn đấu vươn lên để giúp đỡ quê hương. Thủ pháp so sánh “như sông như suối” kết hợp cùng thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” cho thấy tác giả hi vọng con mình sẽ như một dòng sông, một con suối trôi êm ả qua những khó khăn của cuộc đời. Lời thơ tuy giản dị, gần gũi nhưng lại mang hàm ý sâu sắc, lắng đọng. Từ đó cũng làm người đọc thấy quý trọng và khao khát được cống hiến cho quê hương.
Nhà thơ tiếp tục khẳng định sức mạnh ý chí lớn lao của “người đồng mình” với con:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Để phác họa hình ảnh giản dị của người dân quê hương, tác giả dùng cách nói cụ thể, hình ảnh chân thật “thô sơ da thịt”. Nhìn vẻ bề ngoài, họ là những người dân “thô sơ”, có nghĩa là đơn giản đến mức sơ sài, không hoàn hảo. Nhưng câu thơ tiếp sau đã cho ta thấy một sự đối lập. Bởi lẽ, họ chỉ nhỏ bé ở vẻ bề ngoài chứ không hề “nhỏ bé” về tâm hồn, về khí phách, về ý chí nghị lực. Họ ước mơ xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp. Và chính họ là những người đã “tự đục đá kê cao quê hương”, lao động miệt mài để tự sức đưa quê hương lên một tầm cao mới. Để rồi “quê hương thì làm phong tục”, chính những con người cần cù lao động ấy đã tạo ra những giá trị văn hóa cho quê hương, những phong tục tập quán đặc trưng của quê hương mình. Để rồi tác giả đã nhắn gửi những lời dạy bảo cuối cùng dành cho con về một tâm thế sống “không bao giờ nhỏ bé” giống “người đồng mình”:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
Người cha mong con thừa hưởng những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Khi “lên đường” có nghĩa là khi bước ra đường đời rộng lớn và nhiều cạm bẫy, người con sẽ “không bao giờ nhỏ bé được”, không được đánh mất ý chí và gục ngã. Nhà thơ kết thúc bài thơ bằng hai chữ “Nghe con” đầy trìu mến với tất thảy tin yêu và hi vọng dành cho đứa con nhỏ cũng giống như thế hệ sau này.
Gấp lại trang thơ nhưng lại mở ra trong ta biết bao suy ngẫm về thái độ sống đối với quê hương mà tác giả đã truyền tải. Bằng các biện pháp nghệ thuật tài tình như ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ,… nhà thơ đã khéo léo nhắc nhở thế hệ sau về cách sống cao đẹp, kiên cường, yêu thương và khao khát xây dựng quê hương, đất nước. Lời nhắn nhủ của người cha trong bài thơ cũng giống như lời của tất cả những người cha mong muốn nhắn gửi tới con mình.
“Nói với con” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng thực của Y Phương dành cho quê hương xứ sở. Đó là lời nhắn gửi kết tinh từ tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ dành cho quê hương. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian, càng sáng càng đẹp và “Nói với con” chính là minh chứng cho điều đó. Dẫu đã qua bao năm nhưng bài thơ luôn là lời nhắn nhủ ý nhị đối với thế hệ sau về một cách sống cao đẹp, biết ơn quê hương và gắng sức học tập để xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.
0 phiếu
bởi minhnhatienthanh816 Cử nhân (4.7k điểm)

                                                                                  tham khảo

“Con cựa mình êm ả
Thôi ngủ nữa đi con!
Cái trăng cao chưa tròn
Tay bố vòng hơi thở
Cho con liền giấc ngon”.

(Hai bàn tay em- Huy Cận)

Tấm lòng của người cha thi sĩ dành cho con cũng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Lòng yêu thương con cái, ước mong con trưởng thành, nên người vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng khơi nguồn từ mạch cảm xúc ấy. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con.

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh trăng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trở cánh buồm xa nói khẽ
Cha mượn cho con buồm trắng nhé.
Để con đi…”.

(Những cánh buồm)

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã mở ra trước mắt chúng ta hình ảnh thật dễ thương và cảm động, hình ảnh cao đẹp của tình cha con. Y Phương, một nhà thơ dân tộc, cũng góp phần vào đề tài này qua bài thơ “Nói với con”. Bài thơ giản dị mộc mạc trong ngôn từ, hình ảnh, nhưng đã đi vào lòng người bởi cái âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha của lời cha nhắn nhủ, tâm tình con về cội nguồn quê hương.

Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu, vần, nhịp theo dòng cảm xúc. Bao trùm toàn bài là cách nói, cách nghĩ, cách viết của người dân tộc, mộc mạc đơn sơ nhưng chân thành, tha thiết thông qua hình ảnh người cha nói với con, tâm tình dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống êm đềm của quê hương.

Mở đầu bài thơ là cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể, độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười".

Chỉ bốn câu thôi mà không khí gia đình đầm ấm yêu thương được bộc lộ rõ nét. Cách thể hiện cảm nghĩ của bài thơ thật độc đáo. Đứa con chập chững tập đi, từng bước đều nghiêng ngả, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, dìu dắt. Con biết đi, biết nói là sự kiện lớn trong cuộc sống gia đình, cả nhà luôn rộn rã tiếng nói cười, đâu chỉ là niềm vui riêng của người mẹ mà còn là sự thổn thức của người cha. Thi sĩ Huy Cận cũng từng tâm sự cái giây phút tuyệt vời ấy của mình 

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.

Tuy chỉ là những lời ngắn gọn, cô đọng, giọng điệu thật nhẹ nhàng mà thấm thìa nhưng không kém phần cương quyết! Con hãy giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương. Có như vậy mới xứng đáng công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, của người đồng mình yêu thương bảo bọc, với truyền thông mạnh mẽ, hào hùng, dũng cảm của quê hương.

“Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

Hãy luôn nghĩ về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình để sống xứng đáng hơn với sự yêu thương bao bọc ấy:

“Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Con ơi giữ trọn hiếu trung
Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 153 lượt xem
Qua bài thơ Nói Với Con của Y Phương, em hãy cho biết ngưòi cha muốn nói với con điều gì ?
đã hỏi 18 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 51 lượt xem
Hãy phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong tác phẩm Chiếc Lưọc Ngà và tác phẩm Nói Với Con 
đã hỏi 21 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 238 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 2, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
+1 thích
1 trả lời 189 lượt xem
Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ Nói Với Con -Y Phưong 
đã hỏi 21 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 204 lượt xem
đã hỏi 23 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi chese4154898 Cử nhân (1.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 32 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vuan12345678910945 Thần đồng (1.2k điểm)
+1 thích
1 trả lời 40 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vuan12345678910945 Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 296 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 377 lượt xem
Hãy phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải ?
đã hỏi 19 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...