Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
324 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

 

Cảm nhận của  về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ dưới đây:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ”

(Tây Tiến - Quang Dũng - Ngữ văn 12, Tập một)

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

(Việt Bắc - Tố Hữu - Ngữ Văn 12, Tập một)

 


1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất
Văn chương là kết tinh từ vẻ đẹp của nhiều thứ trong cuộc sống. Và sự kết hợp của vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người luôn là nguồn cảm hứng dạt dào trong địa hạt thi ca. Ta đã từng bắt gặp chiều sương lay động lòng người ở Châu Mộc qua lời thơ của Quang Dũng trong “Tây Tiến”, cũng đã từng rung cảm trước một Việt Bắc thơ mộng, thấm đẫm tình người hiện lên trong những vần thơ của Tố Hữu trong bài thơ cùng tên. Cùng viết về đề tài thiên nhiên và con người, hai tác giả đã có hai cách khai thác độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua hai khổ thơ:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

(Tây Tiến - Quang Dũng - Ngữ văn 12, Tập một)

 

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

(Việt Bắc - Tố Hữu - Ngữ Văn 12, Tập một)

Trước hết, ta hãy đến với những hồi ức tuyệt vời của Quang Dũng ở mảnh đất Tây Bắc. Nơi đây không chỉ là miền đất của kháng chiến đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, mà còn là nơi hiện hữu của thiên nhiên thơ mộng trữ tình. Trong đoạn hai của bài thơ Tây Tiến, chiều sương trên cao nguyên Châu Mộc được tác giả khắc hoạ đầy tài hoa, có sắc màu điểm tô, có đường nét tinh tế:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Trong cuốn phim tua chậm về miền kí ức, Quang Dũng thấy nhớ về một “chiều sương ấy” – một khoảng thời gian không xác định được nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tiềm thức của nhà thơ. Hồi ức ùa về với sự mơ hồ, huyền ảo của hình ảnh “hồn lau nẻo bến bờ”. Không những thiên nhiên hiện lên mờ ảo mà con người xuất hiện cũng không kém phần bí ẩn, mê hoặc qua cụm “dáng người trên độc mộc”. Dường như cái “hồn” và cái “bóng” trong không gian ấy đều mờ nhạt, tạo nên cảm thức hoang sơ, cô quạnh. Cấu trúc tu từ “có thấy”, “có nhớ” càng nhấn mạnh sự nhớ nhung da diết, khắc khoải. Quang Dũng khi đặt bút viết bài thơ này đã lấy cảm hứng chủ đạo là nỗi niềm nhớ thương về đồng đội cho nên ở bất kì câu thơ nào cũng thấy tình cảm dâng trào bộc ra thành lời thơ. Theo cảm xúc mơ hồ của những dòng thơ ấy, ta thấy nổi lên một hình ảnh “hoa đong đưa” thật đẹp và gợi hình. Câu thơ cuối đoạn cất lên như một thước phim nhẹ nhàng trôi. Cả thiên nhiên và con người đều lặng lẽ như bông hoa trôi đơn chiếc. Cả đoạn thơ nhuốm một vẻ buồn của tâm trạng, phải chăng giữa mênh mang nỗi nhớ niềm yêu, giữa những hồi ức đẹp đẽ gian khổ mà hào hùng, anh dũng mà tài hoa, lòng Quang Dũng bỗng dưng cảm thấy cô đơn, buồn bã khi chợt hiểu ra rằng tất cả đều đã chìm sâu trong quá khứ.

Tạm gác lại nỗi buồn man mác ấy, ta hãy đến với một nỗi nhớ da diết không kém dành cho Việt Bắc qua đoạn thơ của Tố Hữu:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảm của cán bộ đối với nhân dân: không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành và da diết.Câu thơ “Trăng lên đầu núi…” như được phân ra làm 2 nửa thời gian : vế đầu là hình ảnh gợi tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu; vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy. Thời gian như chảy ngược - nỗi nhớ như đi từ gần tới xa, thăm thẳm trong quá khứ. Tình yêu gắn liền với lao động; lao động nảy sinh ra tình yêu . Câu thơ cùng lúc thể hiện hai không gian của tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hoà giữa nghĩa vụ và tình cảm.

Đến hai câu thơ tiếp, tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương:

“Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

Nỗi nhớ không còn mông lung, mơ mộng nữa mà đã cụ thể trong những bản làng, những mái nhà thấp thoáng trong những làn khói sương hư ảo. Hình ảnh khói sương là đặc điểm của cuộc sống Việt Bắc, vừa là khói sương của thiên nhiên, đồng thời như là hơi ấm của tình đời, tình người toả ra. Có hình ảnh của ai đó đang chờ đợi bên bếp lửa suốt đêm dài thao thức (cứ như cảnh vợ chờ cơm chồng). Quan hệ giữa cán bộ và nhân dân dường như tụ họp ở ngọn lửa bất diệt thiêng liêng ấy.

Khép lại hai đoạn thơ đầy cảm xúc nhớ nhung mãnh liệt, ta thấy cả hai đoạn đều có những cái hay riêng, những nét rung động riêng. Mỗi nhà thơ đều vận dụng các biện pháp nghệ thuật tài tình để thể hiện tình thương và nỗi nhớ vô tận của mình dành cho mảnh đất kháng chiến từng gắn bó một thời. Thiên nhiên và con người đều là những kỉ niệm đẹp mà không dễ gì ta có thể quên được. Để có thể viết những dòng thơ cảm xúc đến vậy, chắc hẳn Quang Dũng và Tố Hữu đều yêu thương chiến khu của mình như quê hương thứ hai của họ, nơi họ được sinh ra một lần nữa trong đời.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim luôn sục sôi ý chí cách mạng của người chiến sĩ, Tố Hữu và Quang Dũng đã viết nên bản tình ca tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người miền núi phía Bắc. Đó là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người lính cách mạng với người dân vùng kháng chiến, là tình yêu, tình thương của thi nhân dành cho mảnh đất Tây Bắc thân yêu. Hơn hết, hai đoạn thơ còn là lời nhắc nhớ nhẹ nhàng cho thế hệ trẻ như tôi về truyền thống biết ơn của dân tộc, truyền thống "uống nước nhớ nguồn".

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
  Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau (bằng cách viết một đoạn văn khoảng 15 câu): Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái ... đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)  
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 251 lượt xem
Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên Cô Tô.  Lưu ý: - Chỉ cảm nhận về thiên nhiên, không cảm nhận về con người. - Được phép tham khảo nhưng đừng chép hết bài trên mạng.  
đã hỏi 24 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Cow_xynk_xell Cử nhân (3.8k điểm)
  • ngữ-văn-lớp-6
  • ❤-❤
  • mk-cần-gấp
0 phiếu
1 trả lời 551 lượt xem
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2) Gió theo lối gió, mây đường mây ... lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? . (Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2).
đã hỏi 2 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 813 lượt xem
Viết đoạn văn (7-10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp cả nhân vật trữ tình trong bài thơ "Cảnh khuya" hoặc "Rằm tháng giêng",trong đó có sử dụng từ ghép đẳng lập,từ ghép chính phụ,chỉ ra 1 từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ đã dùng.
đã hỏi 9 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tuthuthuy Học sinh (132 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 306 lượt xem
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để thấy vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc.
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 11 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 104 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 172 lượt xem
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Kamado Thạc sĩ (5.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 132 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 372 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 2.6k lượt xem
Bài thơ “ Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã đem lại cho em những cảm nhận về người phụ nữ Việt Nam trong xã ... n về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
đã hỏi 2 tháng 7, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...