Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
506 lượt xem
trong Lịch sử lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Theo Anh (chị), Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?


2 Trả lời

0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

* Sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim:

  • Mĩ: sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới…
  • Tây Âu: Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu có sự phát triển nhanh, nhiều nước giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới …
  • Nhật Bản: Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, Nhật đạt được sự phát triển “thần kì”. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới…

* Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản:

  • Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …
  • Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)

* Bài học kinh nghiệm với Việt Nam:

  • Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế.
  • Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
  • Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực…)
0 phiếu
bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)

* Sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim:

- Mĩ:sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới…

- Tây Âu:Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu có sự phát triển nhanh, nhiều nước giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới …

- Nhật Bản:Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, Nhật đạt được sự phát triển “thần kì”. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới…

* Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản:

 Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …

- Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)

* Bài học kinh nghiệm với Việt Nam:

- Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác.

 

- Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực…)

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 59 lượt xem
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào? Nêu những thắng lợi chung tiêu biểu của nhân dân 3 nước trong giai đoạn đó
đã hỏi 20 tháng 4, 2020 trong Lịch sử lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 607 lượt xem
Tại sao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ ba (1287 - 1288), khi quân giặc đã rút lui nhưng mà nhà ... ;t định chặn đánh tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng?
đã hỏi 13 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 219 lượt xem
 (trang 23 SGK Địa lý 11) Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân sư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này.
đã hỏi 14 tháng 10, 2019 trong Địa lý lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 775 lượt xem
kể tên các nhân tố và yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngông nghiệp ? nhân tố nào quan trọng nhất vì sao
đã hỏi 6 tháng 11, 2020 trong Địa lý lớp 9 bởi Khách
+1 thích
2 câu trả lời 656 lượt xem
Bây giờ mình rất cần biện pháp khác phục, mong các bạn hãy trả lời nhanh cho mình nhé, mình cám ơn nhiều lắm. Thân!  
đã hỏi 26 tháng 2, 2017 trong Địa lý lớp 7 bởi Anh Thư (Pao) Học sinh (431 điểm)
  • địa-lý-7
+1 thích
1 trả lời 929 lượt xem
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dẫn tới nhiều tác động, ngoại trừ việc A. đưa Trung Quốc bước ... ường cho CNTB phát triển. D. tăng cường sức mạnh cho hệ thống XHCN.
đã hỏi 5 tháng 11, 2021 trong Lịch sử lớp 12 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+1 thích
7 câu trả lời 829 lượt xem
vẽ sơ đồ thể hiện những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu phi
đã hỏi 22 tháng 12, 2016 trong Địa lý lớp 7 bởi Alice Học sinh (486 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    70 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...