Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
1.8k lượt xem
trong GD Công dân lớp 12 bởi boybanhbeo Thần đồng (995 điểm)
Qua nghiên cứu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2021, đồng chí đề xuất giải pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo mong muốn và khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

(Bài thu hoạch chính trị hè năm 2021)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi tungchi3107 Thần đồng (1.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi boybanhbeo
 
Hay nhất

Có năm ý là:

  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
  • Đa dạng hóa nguồn lực tài chính
  • Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT
  • Từng bước cải thiện chất lượng GD&ĐT miền núi
  • Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực

Mình sẽ phân tích từng ý:

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý


Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý GD&ĐT ở các cấp, các ban ngành. Để có thể quản lý một cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng GD&ĐT có hiệu lực, hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở GD&ĐT phải do chính các cơ sở này chịu trách nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của một nhạc trưởng, thông qua đó kiểm soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.

2. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Có thể thực hiện đa dạng hóa nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp. Hiện nay, ở nhiều quốc gia đang có xu hướng đa dạng hóa mức học phí theo từng mục tiêu, đối tượng, môn học, nội dung, ngành nghề, các cách thức, phương tiện và dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội như Việt Nam, cần xây dựng một chính sách học phí hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn. Tại các cơ sở GD&ĐT, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính sẽ kém hiệu quả nếu như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong GD&ĐT.

 

3. Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT

Phân luồng là một nội dung được xem là quan trọng và vẫn đang được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Trên thực tế ở nhiều nước phát triển, người dân đến với giáo dục đôi khi chỉ vì muốn mở mang tri thức. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo như Việt Nam, người dân buộc phải tính đến lợi ích khi chi phí cho giáo dục. Để giảm thiểu chi phí của xã hội, cần thực hiện phân luồng hiệu quả. Phân luồng trong GD&ĐT không có nghĩa là hạn chế cơ hội của người học mà là gắn nhu cầu của người học với nhu cầu của xã hội. Giải pháp này không nên thực hiện một cách khiên cưỡng, duy ý chí. Phải chuyển nhiệm vụ phân luồng cho chính chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT. Họ phải là người tự phân định được GD&ĐT đem lại lợi ích gì? Khả năng của họ đến đâu? Ngành nghề nào thì phù hợp? Muốn vậy, trước hết các chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT phải được cung cấp đầy đủ thông tin, họ phải nhận được những bản cam kết mang tính thực tiễn rằng chất lượng dịch vụ đảm bảo đúng với “nhãn mác”. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi ích của cả xã hội, cần phải thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều kiện kiểm soát và vận hành hệ thống các cơ sở GD&ĐT hiệu quả. Chính sự minh bạch trong quản lý sẽ không những đảm bảo lợi ích kinh tế, chất lượng cho chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT, mà còn tạo ra một cơ chế cạnh tranh công bằng, buộc các cơ sở GD&ĐT không thể không tự mình hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn.

Xem thêm ở phần bình luận bạn nha
 

bởi tungchi3107 Thần đồng (1.1k điểm)
4. Từng bước cải thiện chất lượng GD&ĐT miền núi
Nền giáo dục của một quốc gia không thể cất cánh nếu giáo dục ở khu vực miền núi vẫn còn yếu kém, chậm phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi đặc biệt, nhưng phải khẳng định rằng, việc có thể san bằng khoảng cách về chất lượng GD&ĐT giữa miền núi và miền xuôi là cực kỳ khó khăn, nếu như không nói là không thể. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về GD&ĐT miền núi, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng ở khu vực miền núi còn thấp. Trong 4 năm (2003-2007), tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng là 41,3%, vào trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 20%, trở về địa phương chưa được đào tạo nghề chiếm tới 38,7%. Nhiều em không thi đậu tốt nghiệp, không được đào tạo nghề, không có việc làm, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật phù hợp với yêu cầu lao động tại địa phương mình. Các em gần như “tay trắng” và phải chấp nhận làm những nghề sinh nhai với kỹ năng lao động giản đơn mà không cần tới 12 năm đèn sách cũng có thể làm được. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho động cơ học tập không được định hình rõ và hệ quả là tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số ở các bậc học cao hơn giảm đi một cách rõ rệt. Năm học 2006 - 2007, trong tổng số 2.522.568 học sinh dân tộc, bậc tiểu học chiếm 50,83%, bậc trung học cơ sở chiếm 36,43%, bậc trung học phổ thông chỉ còn 12,73%. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp đồng bộ khác, bên cạnh việc tạo nhiều cơ hội có việc làm hơn nữa, nên kết hợp xây dựng những chương trình GD&ĐT thiết thực, phù hợp với từng vùng miền để nếu các em không thể tiếp tục học tập thì vẫn có thể chủ động tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, việc dần thay đổi cách nhìn nhận về khả năng học tập của các em học sinh là người thuộc các dân tộc ít người vốn vẫn được định vị trên một mặt bằng dân trí thấp kém, là rất quan trọng. Thực tế, không ít các em có tư chất tốt, có nỗ lực phấn đấu học tập. Các em hoàn toàn có quyền mong ước về những cơ hội thuận lợi hơn cho việc học tập. Vấn đề là nhiều em còn thiếu một môi trường thực sự tốt ngay ở trong nước chứ chưa dám nói đến việc đi du học nước ngoài. Vì vậy, cần có những chính sách mang tính đột phá cho GD&ĐT miền núi nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực ấy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội 
của các vùng miền này. 

5. Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực
Định hướng từng bước xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến đến đạt tiêu chuẩn 
quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về GD&ĐT của Việt Nam trên trường quốc tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dừng lại với việc xây dựng một chiến lược phát triển GD&ĐT mà không có những quyết sách mang tính đột phá. Đây cũng một nội dung phù hợp với xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, cần có bước đi chắc chắc, lộ trình phù hợp. Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên. Hiện nay Việt Nam không thực sự thiếu các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước nhà. Trước mắt, buộc phải tách mục tiêu hiệu quả kinh tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông qua việc chỉ tuyển chọn những sinh viên thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình GD&ĐT, mà chính những sinh viên này khi ra trường sẽ là những căn cứ thực tiễn minh chứng mô hình mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế của Việt Nam về GD&ĐT trên trường quốc tế. Trong điều kiện còn chưa đủ những kinh nghiệm về giáo dục chất lượng cao , có thể liên kết với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu trên.

Có thể thấy, GD&ĐT nước nhà hiện còn đang phát triển trên nền một hiện trạng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Khắc phục những tồn tại về chất lượng GD&ĐT không chỉ phụ thuộc vào ý chí, nỗ lực của ngành GD&ĐT mà cần sự vào cuộc của các ngành, các cấp, của cả xã hội. Chúng ta phải có giải pháp mang tính toàn diện nhưng không thể không có những quyết sách mang tính đột phá, có trọng điểm và kiên trì thực hiện đến cùng mới có thể đem lại những chuyển biến thực sự tích cực cho sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà./. 
0 phiếu
bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
Cần công bằng và khách quan trong đánh giá chất lượng giáo dục-đào tạo 

Giải quyết mâu thuẫn giữa yêu câu nâng cao chất lượng với mở rộng quy mô và các điều kiện bảo đảm 

Đổi mới quản lý giáo dục-đào tạo

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 245 lượt xem
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động C. Nâng cao thể trạng người lao động D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí
đã hỏi 26 tháng 4, 2022 trong Địa lý lớp 12 bởi vxh2k9850 Phó giáo sư (35.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 468 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 601 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 254 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 90 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 53 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 231 lượt xem
Chính sách giáo dục đào tạo của nước ta là gì?
đã hỏi 21 tháng 6, 2020 trong Toán tiểu học bởi huenamtdn2003 Cử nhân (1.8k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 4.1k lượt xem
Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài.
đã hỏi 8 tháng 7, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    73 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    68 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...