Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
367 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
Nêu cảm nhận của em về tượng đài người lính bất tử qua khổ thơ cuối bài thơ Tây tiến.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Vậy là tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Với chất lãng mạn đa tình của nghệ sĩ song hành với chất anh hùng của những người chiến sĩ Tây Bắc hiểm trở, đã cho ra đời thi phẩm “Tây Tiến” với âm hưởng bi tráng, hào hùng. Bài thơ trích tập “Mây đầu ô”, được Quang Dũng sáng tác năm 1948, sau khi tác giả rời đơn vị và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với đoàn binh “Tây Tiến”. Với khổ thơ thứ ba, thi nhân không chỉ hướng về nội tâm của người lính chiến, cũng chính là bản thân mình với bao nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc mà còn là bản hùng tráng ca về hình tượng người lính oai phong, lẫm liệt hay chăng cũng là người nghệ sĩ tạc nên dáng hình đất nước:

 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một nhà thơ đa tài với hồn thơ đôn hậu, phóng khoáng. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tham gia vào cuộc kháng chiến ngay độ tuổi đôi mươi. Quang Dũng viết “Nhớ Tây Tiến” rồi bỏ chữ “Nhớ” đi chỉ còn lại Tây Tiến. Đành rằng cả bài thơ là một nỗi nhớ lớn về Tây Tiến. Thật ra, khi bỏ chữ “Nhớ” đi là một nhan đề hàm súc, cô đọng, nhưng vẫn thể hiện rõ ràng cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ. Mặt khác, không chỉ có nỗi nhớ, mà ở đấy còn có sự ngợi ca, sự tôn vinh và vĩnh viễn hóa đoàn quân Tây Tiến, khiến cho hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành bất tử trong thơ ca kháng chiến Việt Nam. Có thêm “Nhớ” hóa ra lại thu hẹp mạch cảm xúc của bài thơ.

Đoàn quân Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Địa bàn hoạt động của lính Tây Tiến rất rộng, từ tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào). Họ phải sống trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Chiến đấu được một thời gian thì đoàn binh Tây Tiến trở về Hòa Bình tại trung đoàn 52, khi ấy Quang Dũng là đại đội trưởng sau đó ông chuyển sang đơn vị khác. Điều đó đã thúc đẩy ở Quang Dũng một nỗi nhớ chiến khu, đồng đội đến cồn cào và da diết, tại làng Phù Lưu Chanh, ông đã viết bài thơ Tây Tiến.

Người lính trong “Tây Tiến” phần lớn là thanh niên, học sinh vừa rời ghế nhà trường “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”. Vì thế, họ đều có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, say mê sự hào hùng của lí tưởng mình đang theo đuổi. Chính nguồn gốc xuất thân ấy đã tạo nên nét lãng mạn, vẻ đẹp hào hoa, kiêu hùng của người lính trong “Tây Tiến”. Quang Dũng cũng là thanh niên sinh viên mặc áo lính nên có thể nói bài thơ ra đời từ sự mộng mơ của người cầm bút. Tây Tiến hiện lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ với núi cao, vực thẳm, dốc đứng, thác gầm cùng cồn mây heo hút, dòng lũ hoa đong đưa với khói lên, sương lấp, mưa xa khơi… Trên cái nền hùng vĩ, dữ dội và duyên dáng, mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc, hình tượng đoàn binh Tây Tiến xuất hiện thật phi thường, đậm chất bi tráng. Trước hết là sự phi thường ở diện mạo:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Căn bệnh sốt rét rừng đã xuất hiện trong rất nhiều trong các tác phẩm thơ ca thời kháng chiến và “Tây Tiến” cũng vậy. Hai câu thơ đầy tính tả thực – thực một cách trần trụi. “Đoàn binh không mọc tóc” vì rất nhiều lí do. Chiến sĩ Tây Tiến phải hoạt động ở những vùng núi rừng hiểm trở, rừng thiêng nước độc, có những con suối rửa chân rụng lông, gội đầu rụng tóc, khiến họ chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều. Không chỉ thế, căn bệnh sốt rét cũng khiến họ “không mọc tóc”, hình ảnh này rất giống với hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh trong bài “Đồng chí” (Chính Hữu):

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Khép lại đoạn thơ như khép lại những thăng trầm đã qua của thời kì kháng chiến hào hùng. Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài uy phong về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem đây là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa. Chính sự khéo léo trong cách lồng ghép những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ,… cùng bút pháp lãng mạn đã giúp Quang Dũng khắc họa thành công chân dung người lính có sự kết hợp nhuần nhị giữa vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng chiến đấu và phẩm chất hi sinh anh dũng. Có thể nói cả đoạn thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên một nền cảnh hùng vĩ.
“Tây Tiến” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng rất thực của Quang Dũng, “là một tượng đài bất tử về người lính vô danh”. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Chiến tranh đã đi qua, đau thương cũng đã khép lại nhưng công lao cao cả của những ngươi chiến sĩ cách mạng vẫn được lưu truyền ngàn đời qua bài thơ “Tây Tiến” mặc cho gió bụi thời gian. Hơn hết, bài thơ như lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã ngã xuống cho Tổ Quốc đứng lên, những người mà:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 466 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 306 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích khổ đầu bài "Tây tiến"
đã hỏi 26 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 514 lượt xem
Phân tích hình ảnh những đêm hành quân trong bài thơ Việt Bắc.
đã hỏi 22 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
+1 thích
1 trả lời 403 lượt xem
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này ... cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
đã hỏi 14 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 440 lượt xem
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ thứ ba bài thơ "Vội vàng"
đã hỏi 13 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 341 lượt xem
Viết bài phân tích tám câu thơ cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của nhà thơ Nguyễn Du
đã hỏi 29 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 154 lượt xem
Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu viết: "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo." Viết một đoạn văn Tổng - phân - hợp có độ dài 15 câu phân tích 3 câu thơ trên.  P/S: Có cả dàn ý càng tốt ạ.    
đã hỏi 16 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 802 lượt xem
Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về ... Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!
đã hỏi 17 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 1.4k lượt xem
Hãy cho biết cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều phương diện khác nhau về một đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như nào? Phân tích khổ thơ cuối bài thơ "Đất nước" để làm rõ nhận định trên.
đã hỏi 20 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 381 lượt xem
Hãy làm một bài thơ lục bát về quê hương. *Yêu cầu: ít nhất một cặp lục bát.*
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi MT718 Cử nhân (2.1k điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29748 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...