Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
228 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi minhnhatienthanh816 Cử nhân (4.7k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi PTG
 
Hay nhất
      tham khảo

Tô Hoài là một cây bút thực lực đầy sáng tạo và phong phú của nền văn học Việt Nam cả trước và sau cách mạng tháng tám, viết văn từ khi tuổi đời còn rất trẻ, đồng thời sớm trở nên nổi tiếng với các bộ truyện dành cho thiếu nhi. Sau khi tham gia vào cách mạng, Tô Hoài bắt đầu chú ý đến những vấn đề hiện thực xã hội và cuộc sống của con người trong những năm tháng đất nước quằn quại đau thương nhất. Tuy cùng viết về đề tài người nông dân dưới chế độ cũ, thế nhưng giọng văn của Tô Hoài có một cái gì đó rất khác, ngập tràn yêu thương và dịu dàng. Đi đến đâu Tô Hoài cũng có một lòng gắn bó tha thiết với từng mảnh đất và con người của quê hương, ngoài Hà Nội thì có lẽ miền Tây Bắc là nơi mà ông gửi gắm lại nhiều tình cảm yêu thương nhất. Điều đó được bộc lộ rõ nét thông qua bộ 3 truyện Tây Bắc, trong đó Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được được biết đến nhiều hơn cả.

Viết về người nông dân nghèo khổ bị đàn áp dưới chế độ nửa phong kiến thực dân hay cụ thể hơn là viết về người phụ nữ nông dân với những cái khổ sở bao đời không phải là một chủ đề hiếm và có nhiều thứ để khai thác bởi lẽ hầu như những cây bút như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,... viết được gì đều đã viết cả rồi. Thế nhưng viết về người phụ nữ miền cao, chịu ách áp bức từ cả cường quyền lẫn thần quyền, cuộc đời không bằng con trâu con ngựa thì có lẽ là lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn Việt Nam và sớm nhất trên những trang văn của Tô Hoài. Vợ chồng A Phủ viết về một người phụ nữ có số phận bất hạnh, cũng là đại diện cho số phận khốn khổ của nhiều phụ nữ khác ở Hồng Ngài, ở vùng rừng núi Tây Bắc. Trước hết nói về xuất thân và hoàn cảnh của Mị, Mị là một cô gái xinh đẹp, trẻ tuổi, lại có tài thổi sáo, thổi lá, trai làng vì Mị mà đứng nhẵn hết cả một góc nhà cạnh đầu giường nơi Mị ngủ. Đồng thời cô cũng có riêng cho mình một mối tình đẹp với một chàng trai trẻ trong làng. Mị là con gái nhà nông, lại nghèo khó nên thành thử ra Mị có sẵn trong mình tính cần cù, chịu khó. Khi nhà thống lý Pá Tra đòi bắt Mị làm con dâu gán nợ, Mị đã kiên quyết phản đối, nàng tự tin rằng bản thân mình có thể trồng bắp, trồng sắn trả nợ thay cho cha, chứ không muốn về làm dâu nhà giàu, không muốn sống cuộc đời mất tự do. Thế nhưng cuộc đời của một cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp lại dường như rơi vào một hố đen bế tắc, khi cô bị người nhà thống lý Pá Tra bắt về làm dâu, làm vợ A Sử, để trả món nợ truyền kiếp thay cha. Mang tiếng làm dâu nhà giàu nhưng Mị chẳng được sung sướng mà phải nai lưng ra làm lụng như một nô lệ, vì khổ sở quá Mị đã bỏ trốn về nhà, khóc lóc với cha, rồi định ăn lá ngón để chết quách đi cho đỡ khổ. Thế nhưng vì thương cha vì chữ "hiếu" nặng trên đôi vai Mị buộc phải quay về tiếp tục làm kiếp con dâu gán nợ, sống còn không bằng một con gia súc trong nhà. Vì đau đớn quá, vì cuộc đời sống không bằng chết, Mị trở nên chai lì, cứ lầm lũi như một con rùa trong xó cửa, toàn bộ suy nghĩ của Mị không có gì ngoài việc đi làm và không còn một tia tha thiết nào khác. Mị đâu chỉ phải về nhà A Sử để làm lụng trả nợ cho cha, mà Mị đã cúng trình ma nhà nó rồi, cái thần quyền đã vĩnh viễn trói chân Mị trong căn nhà lạnh lẽo và tàn khốc này, cướp hết những tự do và hạnh phúc mà Mị từng mong mỏi. Trong suốt những năm tháng sống tại nhà A Sử Mị tưởng mình đã chết rồi, tâm hồn Mị giờ chỉ còn là một nắm tro tàn nguội lạnh, đến nỗi cô tưởng mình chỉ là một cỗ máy lao động biết nói, có chân có tay, thậm chí còn chẳng được sống như một con trâu con bò. Bị giày vò cùng cực đến độ "ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Thậm chí còn Mị còn ý thức một cách đau đớn rằng "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày". Không chỉ đau đớn về thể xác mà cái khổ của Mị còn đến từ những nỗi thống khổ trong tâm hồn, tại nhà thống lý Pá Tra, chính cái cuộc đời nô lệ đã không cho Mị được những niềm vui giao tiếp, niềm vui sống cuộc đời của một người phụ nữ trẻ đẹp. Người ta chỉ thấy Mị cặm cụi làm lụng như một cái máy, khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, đầu cúi xuống, thậm chí gần như Mị đã quên mất cả khả năng nói chuyện, bởi biết nói với ai. Không những thế cuộc đời Mị còn bị mất tự do, thật không khác nào một kẻ tù chung thân, với căn buồng có cái lỗ vuông bé bằng bàn tay, "lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng". Trong căn buồng của Mị, Mị không có được hạnh phúc của tình yêu, lại chịu cảnh đau đớn, tù túng, dần dà Mị buông tay tuyệt vọng, nghĩ rằng có lẽ cho đến hết đời mình sẽ chết ở đây thôi, chứ không còn cách nào khác. Mà một loạt những đau khổ của Mị đều xuất phát từ cái nghèo, từ cái món nợ truyền kiếp, từ cái phong kiến thần quyền, cường quyền đáng hận.

Những tưởng đời của Mị có lẽ sẽ đến ngày trăm năm mà không một đổi dời, đầy bế tắc, thế nhưng một điều kỳ diệu đã xảy đến, một âm thanh của sự sống đã đánh thức trong tâm hồn Mị những niềm vui sống, những ký ức tươi đẹp, đó là tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân réo rắt, thúc giục, rộn ràng. Nghe thấy những âm thanh trầm bổng ấy, Mị từ một người gần như chẳng thiết tha gì đến nói năng, thờ ơ với tất cả mọi thứ, nay lại nhẩm hát theo tiếng sáo. Hóa ra lòng Mị chưa chết hẳn, Mị vẫn còn ham vui, ham sống, yêu tha thiết tiếng sáo nhiều lắm, Mị vẩn vơ nghĩ về những ngày còn ở nhà với cha, tiếng sáo của Mị đã làm say lòng biết bao trai làng, Mị nhớ về tình yêu đã chết của mình. Biết bao nỗi nhớ, nỗi đau trào lên trong lòng Mị, thành thử Mị uống rượu, Mị "uống ừng ực từng bát", uống như thể muốn rửa trôi, muốn nuốt xuống bao nhiêu những uất ức đau đớn mà Mị phải gánh chịu suốt mấy năm trời đằng đẵng. Rồi Mị thổi lá, Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo vậy. Đọc đến đây người ta đã không ngần ngại gì nữa mà khẳng định rằng tâm hồn Mị chưa bao giờ chết hẳn, nó chỉ cố bảo vệ mình bằng cách tạo ra một lớp vỏ sần sùi, khô cứng, chai lì mà thôi. Còn giờ đây, như tằm phá kén, Mị muốn đi chơi, Mị nghĩ một cách tích cực và hồn nhiên hơn bao giờ hết, Mị quên hẳn chuyện mình đang ở trong nhà thống lí, Mị thấy mình vẫn còn trẻ lắm, Mị muốn được chơi xuân, được hòa vào cái không khí rộn ràng, hạnh phúc và tự do mà bao người vẫn đang được hưởng. "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết". Nghĩ là làm, Mị đi vào căn buồng của mình, mặc chiếc váy hoa, vấn lại tóc, chuẩn bị cho chuyến đi chơi của mình. Thế nhưng thật không may, thật đau khổ thay, khi A Sử về thấy Mị muốn đi chơi, A Sử túm tóc Mị, rồi trói chặt chị và cây cột trong buồng, cắt đứt hết tất cả những niềm vui, những vọng tưởng tốt đẹp của Mị. Và cũng lại lúc này đây ta mới thấy được niềm khao khát sống của Mị nó mãnh liệt đến độ nào. Mị ngẩn ngơ nghĩ về việc trong nhà này trước đây cũng từng có người đàn bà bị trói như thế này cho đến chết, "Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói xiết lại, đau từng mảnh thịt". Cái sự sợ chết, cái nỗi đau siết da siết thịt bộc lộ rõ một điều rằng Mị còn tha thiết với cuộc đời này lắm, Mị không muốn chết trong nhà này, Mị đã hoàn toàn sống lại một cách trọn vẹn cả về thể xác lẫn tinh thần để chuẩn bị cho những bước ngoặt tiếp theo trong cuộc đời mình.

Bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Mị đến từ cái số phận bất hạnh của A Phủ, một người đàn ông nghèo khó, bị bắt vạ mà cũng giống như Mị phải trở thành nô lệ, nai lưng ra làm lụng để trả cho bằng hết món nợ vô lý của mình. Thế rồi trong buổi chăn ngựa chăn bò, A Phủ lỡ làm mất một con bò, anh bị người ta trói đứng vào cái cột giữa sân, với một mệnh lệnh tàn ác: "Mày ra ngoài kia, lấy vào đây một cái cọc, một cuộn dây mây. Tao trói mày đứng chỗ kia. Bao giờ chúng nó bắn được con hổ về thì mày khỏi phải chết. Nếu không được con hổ thì tao cho mày đứng chết ở đấy". Mấy ngày liền người ta vẫn chẳng bắt được hổ, có lẽ A Phủ phải chịu cái chết ở ngay tại đây thôi, chết đói, chết rét, chết khát, ... dù gì cũng sẽ chết. Mị chứng kiến tất cả mọi việc, cũng hiểu cho cái nỗi đớn đau bất hạnh của A Phủ nhưng vì bản thân Mị cũng bất lực trước số phận nên đành thờ ơ xem như không thấy. Chỉ đến khi Mị trông thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen" của A Phủ, thì lòng Mị bỗng nổi lên những sóng gió, nó tựa như giọt nước tràn ly nhỏ vào trong tâm hồn đầy ăm ắp những nỗi căm hận của nàng. Mị thấy căm giận, phẫn nộ, sao những kẻ trong nhà này lại tàn ác đến vậy chúng nó trói chết đàn bà trong nhà này, trói chết Mị thì cũng đành, bởi lẽ Mị đã trình ma nhà nó rồi. Thế nhưng người đàn ông kia thì có tội tình gì, chỉ vì mất một con bò mà bắt người ta phải trả giá bằng mạng sống, kết thúc một cuộc đời đầy tương lai phía trước hay sao. Thật bất công và đáng căm hận, Mị muốn làm gì đó để cứu A Phủ, Mị chết cũng chẳng sao, nhưng Mị không muốn một con người khác cũng chết oan ức như Mị. Thế nên dù sợ hãi, Mị vẫn rón rén cầm dao cắt thừng trói A Phủ rồi thì thào nhan hai tiếng "đi đi", giải thoát cho một con người đáng thương, đáng sống. Tận mắt trông thấy một người đã cạn kiệt sức lực, chỉ trực sụp xuống vậy mà vẫn cố lấy hết sức bình sinh chạy, lăn xuống sườn đồi, đột nhiên Mị nhận ra điều gì đó. Phải rồi, Mị đã giải thoát cho người ta, thì Mị cũng có thể tự cứu lấy mình chứ, thế rồi không chần chừ Mị cũng chạy theo A Phủ. Câu nói "Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất" chính là minh chứng rõ nét về ý thức của Mị về cuộc đời bế tắc của mình ở nhà thống lý Pá Tra, đồng thời cũng bộc lộ sức sống tiềm tàng mãnh liệt, niềm khao khát tự do mạnh mẽ, sức phản kháng dữ dội đến từ những con người ở tận cùng đau khổ, đang bị cường quyền và thần quyền chèn ép.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu nhất cho những tác phẩm viết về đề tài cuộc sống và con người ở miền núi rừng Tây Bắc những năm tháng cách mạng sôi nổi. Không chỉ phản ánh sự tàn ác của chính quyền tay sai, hủ lậu, mà quan trọng hơn còn bộc lộ được những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, sức sống, sự phản kháng mạnh mẽ ở những người nông dân nghèo khó, và mở ra cho họ một con đường sáng - đến với cách mạng.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 79 lượt xem
đã hỏi 16 tháng 1, 2023 trong Ngữ văn lớp 12 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 113 lượt xem
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".
đã hỏi 19 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 74 lượt xem
+5 phiếu
1 trả lời 2.7k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 236 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 57 lượt xem
Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifento (XXY). Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Trong ... ;i tính không phân li ở giảm phân 2 mẹ giảm phân bình thường
đã hỏi 29 tháng 12, 2021 trong Sinh học lớp 12 bởi DmsHoa Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 236 lượt xem
Có 10 cặp vợ chồng tham gia bữa tiệc. Các ông chồng bắt tay tất cả mọi người trừ vợ của mình. Các bà vợ thì ko bắt tay nhau. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bắt tay?
đã hỏi 25 tháng 5, 2021 trong Toán lớp 6 bởi nguyen_haianh ● Quản Trị Viên Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 2.5k lượt xem
Có 4 cặp vợ chồng được xếp ngồi trên một chiếc ghế dài có 8 chỗ. Biết rằng mỗi người vợ chỉ ngồi cạnh chồng của mình hoặc ngồi cạnh một người phụ nữ khác. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi thỏa mãn? A. 816. B. 18. C. 8!. D. 604.
đã hỏi 8 tháng 10, 2020 trong Toán lớp 11 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 125 lượt xem
Bệnh máu khó đông do 1 gen đột biến lặn quy định. Một cặp vợ chồng không mắc bệnh sinh con bị bệnh chỉ là con trai. Hãy lập sơ đồ di truyền ( Kết hợp NST và gen) của gia đình trên và giải thích: -    Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính không? Tại sao? -    Kiểu gen của những người con gái của gia đình này khác nhau như thế nào?
đã hỏi 15 tháng 3, 2017 trong Sinh học lớp 9 bởi thùy linh
0 phiếu
3 câu trả lời 120 lượt xem
Hãy nêu một vài tác nhân hóa học gây đột biến gen ?
đã hỏi 11 tháng 8, 2023 trong Sinh học lớp 12 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...