Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
72 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi
Phát biểu ý kiến của em về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
 
Hay nhất
Học tập tri thức của ông cha và của nhân loại là lẽ sống còn cho bất kì cá nhân nào muốn phấn đấu nâng cao phẩm chất và trở thành người hữu ích cho đất nước. Người không có kiến thức, không chịu học hỏi, sớm muộn cũng chỉ trở thành người vô dụng mà thôi.

Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta học để làm gì? Có phải con người ta cần phải ngốn hết mọi tri thức của nhân loại rồi cứ nằm mà nghiềm ngẫm nó là đủ? Hoặc là chỉ cần học ít thôi rồi ra đời vừa học vừa làm là phù hợp?... Những quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.

Con người ta không thể nào học hết được mọi thứ, mọi nghề trên đời. Tương tự, nếu không nắm thấu đáo kĩ năng của một nghề nhất định thì con người sẽ không thể nào làm tốt công việc được giao nếu không nói là sẽ trở thành kẻ phá hoại vì ngu dốt và thiếu kiến thức.

Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay luôn được mọi cá nhân và xã hội đề cao, quan tâm. Học để làm gì? Mục đích của việc học ra sao? Xưa nay có nhiều cách cắt nghĩa: “Học đi đôi với hành”, “Học, học nữa, học mãi”

Ý kiến do UNESCO đề xướng có ý nghĩa khái quát cao, nhấn mạnh được mối quan hệ giữa việc “học” và “hành”, đúc kết được nhiều quan điểm về giáo dục của nhân loại.

“Học để biết” tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại. Trí thức này được tập trung vào hai phạm vi chính: Tri thức khoa học tự nhiên (vật lí, hoá học, toán học,...) và tri thức khoa học xã hội (triết học, văn học,...). Các tri thức này có vai trò rất quan trọng trong việc bổ trợ cho nhau, tạo nên nền tảng kiến thức quan trọng cho việc hình thành nên nhân cách và tri thức cho con người.

“Học để làm”: Vận dụng được kiến thức đã học vào trong cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đây chính là ý nghĩ của câu “Học đi đôi với hành”. Việc học chỉ trở nên bổ ích khi những kiến thức sách vở đó được triển khai vào một công việc cụ thể và có thể làm ra những sản phẩm thiết thực cho đời.

“Học để chung sống”: Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập, rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và xã hội. Học để chung sống tốt với mọi người. Không chỉ học kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mà còn là vấn đề văn hoá, ứng xử, khả năng giao tiếp... Nếu không học thì con người sẽ không có những tri thức tối thiểu để hoà nhập với cộng đồng. Chẳng hạn trong thời đại sử dụng máy vi tính toàn cầu hiện nay, nếu ai đó không có kiến thức về lĩnh vực này thì rất khó giao tiếp với thế giới bên ngoài.

"Học để tự khẳng định mình”: Đây là quan niệm vô cùng quan trọng. Qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, trong lòng mọi người. Từ đó, trở thành người có ích cho xã hội. Việc học đến đây được kiểm định qua một sản phẩm cụ thể: đó chính là con người. Con người cá thể với những đóng góp riêng của mình cho xã hội. Ai đó có thể trở thành nhà thơ viết nên những vần thơ làm say đắm lòng người. Ai đó có thể trở thành một vị tướng lĩnh thiên tài đưa dân tộc vượt qua vòng nguy khốn của nạn ngoại xâm. Ai đó có thể trở thành một chính khách đưa dân tộc đến đỉnh cao của thời đại về mọi phương diện văn hóa, kinh tế, chính trị...

Quá trình học tập, là con đường tích luỹ kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến tri thức của nhân loại thành tri thức, vốn sống, kĩ năng sống của cá nhân. Mục đích của học tập không dừng lại ở tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, mà điều quan trọng hơn nữa đó là quá trình rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống. Có như vậy mới có thể chung sống tốt với mọi người, trở thành người có ích.

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì trở thành người vô dụng” có thể áp dụng chính xác vào trong trường hợp này.

Những luận điểm giáo dục do UNESCO đề xướng có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực đối với việc học tập tu dưỡng trình độ, đạo đức cho mỗi một cá nhân. Từ đó, chúng ta có thể nhận thức ra rằng, việc học tập chỉ có hiệu quả khi người học phải nỗ lực không ngừng và thường xuyên học hỏi. Quan trọng hơn là biết vận dụng các tri thức đó vào đời sống để xây dựng cuộc sống này càng tươi đẹp

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 141 lượt xem
Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
đã hỏi 3 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
  • viết-văn
  • nghị-luận
  • trung-bình
0 phiếu
1 trả lời 883 lượt xem
Nhờ loài động vật nào mà khoa học khẳng định rằng Động vật và Thực vật có chung nguồn gốc?
đã hỏi 31 tháng 3, 2018 trong Sinh học lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.2k lượt xem
Cho phép vị tự Vtâm O tỉ số \(k\ne 1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? A. V là một phép dời hình. B. Mọi &#273 ... nh đường tròn bằng nó. D. Các khẳng định ở A,B,Cđều sai.
đã hỏi 26 tháng 8, 2021 trong Toán lớp 11 bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 297 lượt xem
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=\left\{\begin{array}{c} {2\sin ax+b,x\le 0} \\ {\cos x,x>0} \end{array}\right.\) . Biết rằng hàm số có đạo hàm tại x=0. Khi đó khẳng định nào sau đây đúng? \(A. ab=1. \) \(B. ab=-1. \) \(C.ab=0. \) \(D. ab=-2.\)
đã hỏi 24 tháng 10, 2020 trong Toán lớp 11 bởi nguyenlengoc070902613 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (8.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 63 lượt xem
Biết\( \int _{0}^{1}\frac{x^{3} }{x^{4} +1} {\rm d}x=\frac{1}{a} \ln 2\), khi đó khẳng định nào đúng? \( A. a=2. \) \(B. a\le 1. \) \(C. a=4\). \(D. a\le 4.\)
đã hỏi 17 tháng 10, 2020 trong Toán lớp 12 bởi nguyenlengoc070902613 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (8.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 72 lượt xem
Cho em hỏi là, hk1 môn văn 6.8 hk2 nếu dưới 6.5. Mà tổng cả năm môn văn trên 6.5 vậy em có được hsg khong ạ?mấy môn còn lại đều trên 6.5 và môn toán trên 8. 
đã hỏi 15 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Hà My
0 phiếu
1 trả lời 894 lượt xem
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...