Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
403 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.


1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Du không chỉ là danh nhân văn hóa thế giới mà ông còn là đại thi hào dân tộc, một thiên tài văn học của nước nhà. Ông vốn được sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc nhưng sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công của xã hội bấy giờ, và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Bởi lẽ đó, ông đã viết nên thi phẩm tuyệt bút “Truyện Kiều”, tác phẩm như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Trao duyên” thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh, nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Nếu như 12 câu đầu Kiều đã thuyết phục được Thúy Vân thì 14 câu sau nàng bắt đầu trao cho TV kỉ vật tình yêu và dặn dò em:

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thoát oan.”

Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em. Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.     Những câu thơ đầu nói về việc Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân, vừa thuyết phục vừa ràng buộc nhưng vẫn khẩn  cầu, Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho KT. Sau khi TV đã cảm thông, TK đem các vật đính ước trao lại cho em gái:

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.”

Giây phút trao kỉ vật của tình yêu là phút giây thiêng liêng, cảm động và rất đau lòng. Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chứ kỉ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao “chiếc vành với bức tờ mây” cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Đứng trên góc độ người đọc như chúng ta thì kỉ vật đó chẳng đáng là bao, nhưng đối với Kiều, đó là định ước tình yêu thiêng liêng giữa hai người mà cô trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi lời của nàng nặng như chì, nàng trao duyên nên cũng phải trao cả những kỉ vật tình yêu cho em. Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình của mình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được tình cảm thật nữa, trái tim nàng đã bắt đầu lên tiếng. Ta có thể cảm nhận được sự ngập ngừng, luyến tiếc của Kiều, lí trí bảo phải trao đi nhưng trái tim lại một mực muốn giữ lại.

“Duyên này” từng chớm nở từ buổi gặp nhau giữa Kim – Kiều mà giờ đây đã trở thành duyên giữa Kim và Vân. “Vật này” từng tượng trưng cho tình yêu thiêng liêng Kim – Kiều mà giờ đây đã trở thành “của chung” của Kim – Vân – Kiều. Một tình cảnh hết sức ngang trái, đưa cả ba con người vào vòng xoáy đớn đau không thể tả xiết. Duyên của chị cũng đã trao hết cho em, nhưng kỉ vật này xin em hãy cho nó là một phần của chị, hãy cho nó là “của chung”. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng ghét không, có đáng nguyền rủa không? Đấy chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Xã hội đưa Kiều vào cảnh ngộ phải lỗi thề nhưng lòng nàng không quên được lời thề, không đoạn tuyệt với mối tình được. Đó chính là bi kịch tình yêu của TK.

Kể từ giây phút này, tiếng nói tình cảm đã dần thay tiếng nói của lý trí. Kiều hi vọng cho TV và KT “nên vợ nên chồng” để trong hạnh phúc gia đình ấy, kỉ niệm về nàng vẫn tồn tại:

“Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn, nó đọng lại ở câu: “Dù em nên vợ nên chồng”. Từ “dù” ở đầu câu thơ như một giả thiết mơ hồ hi vọng. Kiều biết chắc chắn thế nhưng vẫn mong điều ấy đừng đến. Phải chăng, ND đã nhập tâm vào nhân vật TK, thấu hiểu từng nỗi niềm tâm sự của nàng đề nói lên tiếng nói giúp nàng? Chủ nghĩa nhân đạo của ND sâu sắc biết chừng nào.

Không chỉ trao các kỉ vật đính ước, mà Kiều còn trao những kỉ vật chứng kiến việc thề nguyền đính ước giữ K và KT. Khi trao các kỷ vật này, K như sống lại với đêm thề nguyền đính ước qua cách nói “phím đàn”, mảnh hương nguyền” và “Đốt lò hương ấy so tơ phím này” Những chi tiết trên cho ta thấy trong tâm hồn Kiều, những kỷ niệm đẹp về tình yêu có sức sống mãnh liệt. Tình yêu của nàng thật sâu sắc biết nhường nào.

 

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
K đã trao duyên, trao cả kỉ vật tình yêu ấy thế mà nàng vẫn đặt ra một giả thiết, như có điều gì chưa ổn, chưa yên. K thấy mình đáng thương biết bao, mình là “người mệnh bạc” để cho người khác phải xót, phải thương hại! Thật trớ trêu khi “của tin” còn đó, “Phím đàn với mảnh hương nguyền” còn đó, mà người thì lại “mất”.Tất cả những mâu thuẫn trên làm cho tấn bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều thêm đau đớn. Sự hiện diện của những kỷ vật càng gợi lên sự tương phản giữa hạnh phúc trong quá khứ với sự chia li đau đớn trong hiện tại. Lời thề ước trăm năm mới trao gửi hôm nào, tiếng đàn còn văng vẳng, hương nguyền còn tỏa ngát, thoắt cái đã thành chuyện ngày xưa. Sự cảm nhận thời gian ở đây có màu sắc tâm lý đã tô đậm thêm nỗi đau của Kiều.

Thúy Kiều trao duyên là coi như mình đã khuất. Nàng dặn em giữ gìn kỷ vật và còn dặn em hãy thương lấy linh hồn vật vờ đau khổ của chị trên cõi đời đen bạc này:
 “Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”.
“Mai sau” của Kiều không hơn gì thế giới của hôm nay, của cuộc đời thực. Nếu đoạn thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên”, K nói đến cái chết thật nhẹ nhàng, thanh thản thì giờ đây hình ảnh cái chết được gợi lên thật đau đớn, não nùng. Hình ảnh hồn oan của TK trở về vật vờ trong khói hương nghi ngút, trong dìu dặt phím tơ, trong ngọn gió hiu hiu, trong lay động của lá cây ngọn cỏ vừa tội nghiệp, vừa thê thiết quá chừng. Đầu ngọn bút của NDu như có máu pha lẫn nước mắt.
TK như chìm trong tê dại, mê man, trong cảm giác xót xa. Dẫu sang thế giới bên kia nhưng hồn  vẫn còn “mang nặng lời thề”, vì chưa đền đáp hết ân tình sâu nặng với người yêu:
“Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”.
Tâm lí của K thật mâu thuẫn và phức tạp. Nàng cầu xin Vân nhận lời trao duyên nhưng mình vẫn còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó. Vì sự thiết tha ấy oan hồn nàng còn trở về dương thế để gặp lại chàng Kim. Đó là một ý thức, một tấm lòng cao quý mà ko phải người nào cũng có được như Kiều. Sự thủy chung của K trước sau vẫn thể hiện nhất quán dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Còn đối với Vân, nàng cầu mong em Vân thương xót lấy nàng. Hồn của K “mang nặng lời thề” là hồn oan, ko siêu thoát được. Ở chốn “dạ đài” tăm tối, nàng ko thể nói nên lời, nàng chỉ xin ít giọt cành dương rưới ra nơi lá cây ngọn cỏ hiu hiu gió, để hồn oan của nàng mát mẻ siêu thoát . Lời dặn dò, tâm sự của Kiều mà ta tưởng như tiếng người than khóc ai oán. Thật đau đớn biết nhường nào! Đoạn thơ là tiếng nói xót thương cho thân phận người con gái tha thiết với cuộc sống, với tình yêu. Đây cũng là phương diện của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của NDu.
Gấp lại trang thơ, ta vẫn còn xót thương cho tình cảnh đau đớn đến xé lòng của nàng Kiều. Nỗi đau khi phải đứt ruột trao kỉ vật tình yêu của mình cho em như được tăng gấp bội qua tài năng dụng từ của đại thi hào. Những từ ngữ, hình ảnh liên quan đến cái chết được Nguyễn Du sử dụng nhiều trong đoạn này: “người mệnh bạc” “người thác oan”, “thấy hiu hiu gió”,“hồn”, “dạ đài”... Tất cả làm cho người đọc không cầm nổi nước mắt xót xa khi thấy TK tha thiết với tình yêu như thế. Chỉ là một đoạn trích nhỏ trong “Truyện Kiều” nhưng từ lời nói đến hành động, lúc bình tĩnh, lúc suy tư, khi van xin, khi than thở...ta cảm nhận được đầy đủ tình cảm. Càng cảm thông, trân trọng, yêu quý nàng Kiều ta càng cảm phục, trân trọng cái tài, cái đức của thi hào Nguyễn Du.
Khép lại đoạn trích, khép lại nỗi đau đầu đời của Kiều, ta càng mở ra được bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Càng thán phục hơn bút pháp điêu luyện của nhà thơ khi miêu tả một cách sâu sắc diễn biến tâm trạng nhân vật, thể hiện nỗi đau và chân dung một nàng Kiều cao quý.Thúy Kiều của Nguyễn Du sẽ mãi lắng đọng trong lòng độc giả, cũng như cảm thông cho nỗi đau sâu thẳm của nàng:
“Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
Kiếp sau rặt những đoạn trường thế thôi”.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 364 lượt xem
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích: “Đầu lòng hai ả tố nga ...... Tường đông ong bướm đi về mặc ai” (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 331 lượt xem
Viết bài phân tích tám câu thơ cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của nhà thơ Nguyễn Du
đã hỏi 29 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
+1 thích
1 trả lời 792 lượt xem
Phân tích hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
đã hỏi 23 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+5 phiếu
1 trả lời 848 lượt xem
Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích ” Trao duyên” (Phân tích 12 câu thơ đầu bài "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du) (Trích ” Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
đã hỏi 17 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 462 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 154 lượt xem
Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu viết: "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo." Viết một đoạn văn Tổng - phân - hợp có độ dài 15 câu phân tích 3 câu thơ trên.  P/S: Có cả dàn ý càng tốt ạ.    
đã hỏi 16 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 793 lượt xem
Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về ... Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!
đã hỏi 17 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 430 lượt xem
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ thứ ba bài thơ "Vội vàng"
đã hỏi 13 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 345 lượt xem
Nêu cảm nhận của em về tượng đài người lính bất tử qua khổ thơ cuối bài thơ Tây tiến.
đã hỏi 22 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
+1 thích
1 trả lời 485 lượt xem
Phân tích tác phẩm Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
đã hỏi 16 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...