Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
570 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
Nêu cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

"Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,

Nghìn vàng ước đổi được hay chăng?" 

("Tự thán" - Nguyễn Trãi)

Đúng như lời Nguyễn Trãi, con người ta dẫu có "nghìn vàng" cũng không thể nào sánh bằng giây phút an nhàn nơi tâm hồn. Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ lại ít. Trong cái ít ỏi ấy, ta bắt gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một vị quan có học vấn uyên thâm, sẵn sàng từ bỏ chốn triều đình bất công để lui về ở ẩn, từ đó cho ra đời bài thơ "Nhàn". Bài thơ là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui, an nhàn và thanh thản nơi đồng quê, không vướng bận chút thị phi:

"Một mai, một cuốc, một cần câu, 

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao."

Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh sống hiện tại của nhà thơ. Trạng Trình sử dụng phép điệp "một" để giới thiệu cho ta thấy công việc sinh hoạt hằng ngày của mình. Nếu như lúc trước phải lao tâm khổ trí vì chuyện triều đình thế sự thì giờ đây, ông đã có thể thảnh thơi đầu óc, làm việc như một lão nông chính hiệu. Việc nông vất vả thế nhưng sao qua câu thơ của ông lại trở nên thanh thản, nhẹ nhàng đến vậy? Hai chữ "thơ thẩn" lại khắc họa dáng vẻ của một người đang chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả, ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo quan về ở ẩn. Dẫu cho ngoài kia có ai bon chen vào vòng danh lợi thì tác giả vẫn ung dung, thư thái. Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái nhàn hạ, tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng vui thú điền viên. Ngoài ra, ông còn cho ta thấy thêm về cuộc sống đời thường của mình qua hai câu thơ tiếp sau:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao."

Chỉ vừa đọc qua, ta có thể thấy cách ngắt nhịp đặc biệt của nhà thơ làm nổi bật lên bốn chữ: thu, đông, xuân, hạ. Bốn mùa tuần tự luân phiên nhau cứ thế trôi qua, một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về cuộc sống dân dã của thi nhân. Tuy đơn sơ, đạm bạc nhưng cái gì cũng có đủ, đều là của cây nhà lá vườn. Ông sống một cuộc sống giản dị như thế, cho phép con người ta được tự do, tự tại, không cần phải luồn cúi, cầu cạnh kẻ khác, không cần phải theo đuổi công danh, phú quý, không bị gò bó, ràng buộc vào bất kì khuôn phép nào. Giờ đây, chỉ còn lại mình ông và thiên nhiên bầu bạn, sống hòa hợp với thiên nhiên. Điều đó có nghĩa là đã thoát khỏi vòng tranh đua của thói tục, không còn bị cuốn hút bởi tiền tại, địa vị, tìm về nơi có thể để tâm hồn được an nhiên, khoáng đạt:

"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 

Người khôn, người đến chốn lao xao."

Nhân cách thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi như nước với lửa. "Vắng vẻ" đối lập với "lao xao", "ta dại" đối lập với "người khôn". Tìm nơi vắng vẻ không phải để lánh đời mà là theo đuổi nơi mình thích thú, được sống thoải mái, an nhiên, khác xa chốn quan trường hiểm hóc vinh liền nhục. Nơi vắng vẻ là nơi không có chuyện thị phi, cầu cạnh, bon chen. Nơi vắng vẻ là nơi thiên nhiên tươi xanh, manh lại sự thanh thơi cho tâm hồn. Chốn lao xao là chốn cửa quyền, trống giong, cờ mở, là đường lộ tấp nập ngựa xe... Đến chốn lao xao là đến chốn chợ lợi đường danh huyên náo, nơi con người chen chúc xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật chút quyền lợi đê hèn. Đó là nơi có nhiều nguy hiểm khôn lường. Nói "dại" nhưng chẳng phải "dại", tự nhận mình dại vì nhiều người cho rằng phải đi theo danh lợi mới gọi là khôn. Nhưng đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu quy luật của tạo hóa và xã hội. Theo ông, cái khôn của bậc chính nhân quân tử là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết. Ông đã khéo léo sử dụng phép chơi chữ kết hợp với nói ngược nghĩa để bộc lộ triết lý sâu sắc của mình. Cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái "say" là để "tỉnh" và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao."

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Một lần nữa ông khẳng định lại lối sống an nhàn của mình. nhà thơ nhận ra danh lợi chỉ là phù du thoáng qua, cái còn đọng lại chính là nhân cách trong sạch của con người. Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hòe ngủ. Điển tích này để chỉ phú quý chỉ là giấc chiêm bao. Ta có thể thấy được sự trùng hợp trong suy nghĩ của Nguyễn Trãi:
"Phú quý treo sương ngọn cỏ
Công danh gửi kiến cành hòe"
("Tự thán" - Nguyễn Trãi)
Tuy ông đã từng giữ nhiều chức vụ to lớn trong triều đình, có một cuộc sống phú quý vinh hoa nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của mình. Đối với thi nhân, đó chỉ là một giấc mộng tưởng không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh nhàn để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình. Và chính tâm hồn trong sạch của ông đã khiến người đời phải kính nể muôn phần.
Gấp lại trang thơ, gấp lại cuộc sống nhàn của tác giả nhưng lại mở ra sự ngưỡng mộ không ngừng về một cuộc sống giản dị mà thanh cao của Trạng Trình, cùng với suy nghĩ coi thường danh vọng, phú quý của ông. Qua thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật kết hợp với các phép đối, phép điệp thuần thục, ông đã tạo nên một bức tranh đẹp về cuộc sống đời thường chân chất, mộc mạc, bộc lộ được quan niệm sống cao cả đáng cho người đọc phải noi theo.
Toàn bộ bài thơ là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi phù phiếm. "Nhàn" là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nó là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.
+1 thích
bởi KiteXPhan Học sinh (172 điểm)

Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ “nhàn”.

Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta có thể thấy được ngay hai câu thơ mở đầu tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một câu thơ. Nó không chỉ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” mà còn là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một “Tao nhân mặc khách ngâm nga” vậy. Đó chính là một hình dáng ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần.

Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thú điền viên của một lão nông già.

Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng an nhàn, vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường.

Nhưng xét trong vần thơ này lại hoàn toàn ngược lại, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Bạn có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, khiến cuộc sống luôn vội vã. Hai câu thực như mang nghĩa mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả thì ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch.

Qua 4 câu thơ ta cũng thấy rõ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cuộc sống thanh cao, hòa nhập với thiên nhiên và tránh xa tham vọng. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ xa xưa mà con người ta vẫn thường ăn. Nó gắn liền với cuộc sống thôn quê chất phác và hết sức quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ:

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Câu thơ khiến ta nhớ về những hình ảnh quen thuộc ở làng quê, về cái lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Chỉ là một cảnh sinh hoạt đời thường đơn giản nhưng nó lại thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng điệu với con người. 
Cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường này tác giả đã đến với hai câu kết, với sự đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Điển tích “cội cây” xuất hiện như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất như một giấc mơ mà thôi. Và qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi tác giả đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác.

Tóm lại, Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 2.1k lượt xem
Câu 1. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn dùng điển tích giấc mộng của Thuần Vu Phần nhằm mục đích gì? A. Thể hiện thái độ coi thường phú quý dang lợi: phú quý danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe, thoáng qua, chẳng có ý nghĩa gì. B. Thương cho Thuần Vu ... sóc giang sơn kháp kỉ thu B. Tam quân tì hổ khí thôn ngưu C. Nam nhi vị liễu công danh trái D. Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu  
đã hỏi 3 tháng 7, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.3k lượt xem
NHư trên nhé các bạn 
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Khác bởi Thần Nông Xử Nữ Thần đồng (585 điểm)
  • 1234567891011
  • siêugấp
  • minh
0 phiếu
0 câu trả lời 87 lượt xem
Hãy nêu tiểu sử,gia đình,hậu duệ,tác phẩm ,di ngôn bút tích,các thông tin về tài năng,hình tượng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tôn giáo và nêu cảm nhận của bạn về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm? 
đã hỏi 27 tháng 9, 2017 trong Khác bởi vinhbnlc12 Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 65 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 2, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 178 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 62 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 1, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 87 lượt xem
+2 phiếu
1 trả lời 246 lượt xem
+3 phiếu
2 câu trả lời 368 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 151 lượt xem
Viết bài văn nêu cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
đã hỏi 8 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...